Có một phụ nữ hơn 50 tuổi, từng niệm Phật nhiều năm, hiện đang mắc bệnh tiểu đường. Hòa thượng Diệu Pháp bảo là do bà sát sinh quá nặng mà chiêu cảm nên.
Bà kể mình hồi nhỏ nhát gan, ngay cả con sâu cũng không dám giết. Khi Sư phụ hỏi bà có thường ăn thịt cua sống ven biển hay không? Bà kinh ngạc sững người. Liền khai ra mọi sự.
Con gái bà được phái qua Nhật Bản mấy năm, năm nào cũng rước bà qua Nhật chơi một tháng, do bà không ăn thịt, nên con gái bà tuần nào cũng lái xe đưa bà ra nhà hàng hải sản tươi sống ven biển. Còn giải thích là ăn thịt cua chưng cách thủy, đâu do mình giết nó.
Hòa thượng Diệu Pháp bảo bà: - Những con cua biển đó nhân vì thực khách đòi ăn, nó mới bị bếp sư hấp chết.
Ngài lại bảo: - Những món này dù là khi mua bà thấy nó đã chết, hay dù mua từ ngăn đông lạnh, hoặc được người làm xong cho bà ăn chín, nếu nói một cách nghiêm nhặt, đều tính vào tội tạo nghiệp sát sinh cả. Bởi vì nếu như người ăn giảm thiểu, thì hành vi sát cũng ít đi. Nói cho rốt ráo thì ăn thịt động vật chính là tạo nghiệp sát sinh!
Sư phụ thấy bà vẫn còn ngơ ngác chưa hiểu, liền khai thị tiếp:
- Có người sát sinh rất nhiều, thậm chí chỉ làm công việc “phụ sát sinh”, nhưng hiện tại thấy họ rất mạnh khỏe. Song có người mới giết qua một lần loài động vật nào đó, hoặc vừa mới ăn qua loại thịt nào đó, thì bệnh lại phát ra.
Nguyên nhân là do nghiệp lực và phước báo mỗi cá nhân tích lũy không đồng. Giống như có người mỗi ngày uống 1 cân rượu trắng, ngày ngày đều uống, trong thời gian ngắn vẫn không sao, nhưng có người ngay cả nhấm chút rượu thậm chí đến rượu bia cũng không uống được, hễ uống là say. Đây chính là do mỗi cá nhân tửu lượng không đồng.
Nhưng đối với hạng người có sở thích không tốt, ưa tạo nghiệp sát sinh, ưa ăn thịt động vật, thì sớm muộn gì quả báo cũng đến! Vì tham ăn ngon, muốn khoái khẩu mà người ta mặc tình tàn sát động vật, do thèm ăn mỹ vị máu tanh mà tự chiêu vào mình mồng mống oán hận, họa tai. Nên nói: “Bệnh từ khẩu nhập” là vậy.
Hòa thượng lại hỏi bà:
- Nhà bà có lư hương đồng giả đồ cổ không?
- Dạ có, bà lộ vẻ rất kinh ngạc, hai mắt nhìn Hòa thượng trân trối.
- Bà cất nó ở đâu?
- Hình như trên sân thượng!
Khi bà về mau lấy rửa sạch để ráo. Phàm là đồ cúng, nếu không dùng, cần bảo tồn, xử lý cho ổn. Hoặc là chuyển tặng cho người, đừng tùy tiện đặt để bừa bãi, như vậy là không cung kính.
Hòa thượng nói tha thiết: - Tôi đã nhắc bà hai điều, nếu như biết lỗi sám hối, bệnh bà sẽ dần chuyển tốt.
Nếu muốn thật sự khỏe mạnh, thì nên dứt hẳn thịt cá, ăn chay trường. Ăn thịt chúng sinh mà niệm Phật, là tham dục chẳng đoạn, tội lỗi không đoạn. Danh hiệu Phật và tâm khó thể tương ưng. Dù niệm hơn trăm năm cũng khó về cực lạc.
Tại Hương Cảng và ngoại thành Cửu Long thường có người đem tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, Tổ sư Đạt ma, Tế công...Tùy tiện bỏ ngoài ven lộ. Làm thế là không cung kính. Xin hãy cẩn thận tránh điều này. Hy vọng quý vị biết sai liền sửa, Bồ-tát là người tự giác bổn tính, khéo phổ độ, như Địa Tạng Vương Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát, đều là các bậc đại Bồ Tát hóa độ chúng sinh thoát ly khổ nạn.
Kiếp người nhiều đau khổ, may là trong biển khổ còn có Bồ Tát trợ giúp. Đời nay có thể được thân cận, nghe danh Bồ-tát chính là nhờ quý vị nhiều đời tu thiện căn, tạo phúc đức nhân duyên sâu, mới có được điều đáng quý khó được. Bồ-tát là đệ nhất bảo tàng trong nhân thế. Nếu quý vị đem tượng Bồ-tát vứt bỏ ngoài đường, nghĩa là vứt bỏ bảo tàng, đoạn mất duyên lành, tổn thất lớn nhất vẫn là bản thân. Thực rất đáng tiếc
Trích trong "Báo ứng hiện đời 1"
Tác giả: Quả Khanh
Hạnh Đoan biên dịch
Nguồn: https://www.facebook.com/pages/B%C3%A1o-%E1%BB%A8ng-Hi%E1%BB%87n-%C4%90%E1%BB%9Di/370155333109402?hc_location=timeline
Bà kể mình hồi nhỏ nhát gan, ngay cả con sâu cũng không dám giết. Khi Sư phụ hỏi bà có thường ăn thịt cua sống ven biển hay không? Bà kinh ngạc sững người. Liền khai ra mọi sự.
Con gái bà được phái qua Nhật Bản mấy năm, năm nào cũng rước bà qua Nhật chơi một tháng, do bà không ăn thịt, nên con gái bà tuần nào cũng lái xe đưa bà ra nhà hàng hải sản tươi sống ven biển. Còn giải thích là ăn thịt cua chưng cách thủy, đâu do mình giết nó.
Hòa thượng Diệu Pháp bảo bà: - Những con cua biển đó nhân vì thực khách đòi ăn, nó mới bị bếp sư hấp chết.
Ngài lại bảo: - Những món này dù là khi mua bà thấy nó đã chết, hay dù mua từ ngăn đông lạnh, hoặc được người làm xong cho bà ăn chín, nếu nói một cách nghiêm nhặt, đều tính vào tội tạo nghiệp sát sinh cả. Bởi vì nếu như người ăn giảm thiểu, thì hành vi sát cũng ít đi. Nói cho rốt ráo thì ăn thịt động vật chính là tạo nghiệp sát sinh!
Sư phụ thấy bà vẫn còn ngơ ngác chưa hiểu, liền khai thị tiếp:
- Có người sát sinh rất nhiều, thậm chí chỉ làm công việc “phụ sát sinh”, nhưng hiện tại thấy họ rất mạnh khỏe. Song có người mới giết qua một lần loài động vật nào đó, hoặc vừa mới ăn qua loại thịt nào đó, thì bệnh lại phát ra.
Nguyên nhân là do nghiệp lực và phước báo mỗi cá nhân tích lũy không đồng. Giống như có người mỗi ngày uống 1 cân rượu trắng, ngày ngày đều uống, trong thời gian ngắn vẫn không sao, nhưng có người ngay cả nhấm chút rượu thậm chí đến rượu bia cũng không uống được, hễ uống là say. Đây chính là do mỗi cá nhân tửu lượng không đồng.
Nhưng đối với hạng người có sở thích không tốt, ưa tạo nghiệp sát sinh, ưa ăn thịt động vật, thì sớm muộn gì quả báo cũng đến! Vì tham ăn ngon, muốn khoái khẩu mà người ta mặc tình tàn sát động vật, do thèm ăn mỹ vị máu tanh mà tự chiêu vào mình mồng mống oán hận, họa tai. Nên nói: “Bệnh từ khẩu nhập” là vậy.
Hòa thượng lại hỏi bà:
- Nhà bà có lư hương đồng giả đồ cổ không?
- Dạ có, bà lộ vẻ rất kinh ngạc, hai mắt nhìn Hòa thượng trân trối.
- Bà cất nó ở đâu?
- Hình như trên sân thượng!
Khi bà về mau lấy rửa sạch để ráo. Phàm là đồ cúng, nếu không dùng, cần bảo tồn, xử lý cho ổn. Hoặc là chuyển tặng cho người, đừng tùy tiện đặt để bừa bãi, như vậy là không cung kính.
Hòa thượng nói tha thiết: - Tôi đã nhắc bà hai điều, nếu như biết lỗi sám hối, bệnh bà sẽ dần chuyển tốt.
Nếu muốn thật sự khỏe mạnh, thì nên dứt hẳn thịt cá, ăn chay trường. Ăn thịt chúng sinh mà niệm Phật, là tham dục chẳng đoạn, tội lỗi không đoạn. Danh hiệu Phật và tâm khó thể tương ưng. Dù niệm hơn trăm năm cũng khó về cực lạc.
Tại Hương Cảng và ngoại thành Cửu Long thường có người đem tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, Tổ sư Đạt ma, Tế công...Tùy tiện bỏ ngoài ven lộ. Làm thế là không cung kính. Xin hãy cẩn thận tránh điều này. Hy vọng quý vị biết sai liền sửa, Bồ-tát là người tự giác bổn tính, khéo phổ độ, như Địa Tạng Vương Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát, đều là các bậc đại Bồ Tát hóa độ chúng sinh thoát ly khổ nạn.
Kiếp người nhiều đau khổ, may là trong biển khổ còn có Bồ Tát trợ giúp. Đời nay có thể được thân cận, nghe danh Bồ-tát chính là nhờ quý vị nhiều đời tu thiện căn, tạo phúc đức nhân duyên sâu, mới có được điều đáng quý khó được. Bồ-tát là đệ nhất bảo tàng trong nhân thế. Nếu quý vị đem tượng Bồ-tát vứt bỏ ngoài đường, nghĩa là vứt bỏ bảo tàng, đoạn mất duyên lành, tổn thất lớn nhất vẫn là bản thân. Thực rất đáng tiếc
Trích trong "Báo ứng hiện đời 1"
Tác giả: Quả Khanh
Hạnh Đoan biên dịch
Nguồn: https://www.facebook.com/pages/B%C3%A1o-%E1%BB%A8ng-Hi%E1%BB%87n-%C4%90%E1%BB%9Di/370155333109402?hc_location=timeline
No comments:
Post a Comment