Saturday, August 25, 2012

Đậu hũ xào bông cải

Dau hu xao bong cai
1.Nguyên liệu:
  • 2 miếng đậu hũ chiên, xắt miếng mỏng cho mau thấm (đậu trong hình là của món khác còn dư nên đã thấm gia vị rồi)
  • 1 cái bông cải, chẻ cục vừa ăn
  • Gia vị: 1 muỗng canh nước tương+ 1 muỗng canh dầu hào chay + 1 cục chao + 1/3 muỗng cà phê bột quế + chút tiêu + 6 muỗng canh nước, quậy tất cả cho tan đều, các bạn nêm nếm thấy hơi đậm đà chút là OK
2.Thực hiện:
Bắt nồi nước nhỏ nấu cho sôi
Khi nước sôi là bắt chảo, cho dầu vào
Cho bông cải vào nồi nước luộc sơ lẹ tay, rồi vớt cho vô chảo xào liền khi dầu vừa bắt đầu nóng, nêm chít muối xào nhanh tay, cho đậu hũ vào, xào đều, chế nước gia vị vào đảo nhanh tay cho đều gia vị, xào lửa lớn chút xíu nữa rồi trút ra đĩa, bông cải rút gia vị ăn rất ngon. Ăn với cơm nóng ngon ngon :)
G.Phượng

Tuesday, August 21, 2012

Bài thuốc cảm (dưỡng sinh)

Người ăn theo thực dưỡng lúc nào cũng phải thủ chanh muối lâu năm, mơ muối lâu năm, lá trà già 3 năm (những lá này ở trên cây đã 3 năm nên lá rất dày), nước tương Tamari của thực dưỡng, bột sắn dây ở trong nhà. Cứ vào khoảng tháng 9 là P bắt đầu ăn gạo lức muối mè khoảng 7 ngày hay thấy trong nhà có ai sắp bệnh là P ăn và không dùng đường, sữa, nước đá, trái cây nên không bị bệnh cúm trong suốt mùa lạnh mà không cần chích ngừa, người rất khỏe, có những năm P ăn uống bừa bãi, bị bệnh cúm hành thiệt là mệt và khó chịu. Mình có thể ngừa bệnh bằng cách ăn số 7 và Bột sắn dây (đối với người ăn rộng), còn bị bệnh rồi thì dùng bài thuốc dưới đây, người mà ăn thực dưỡng một cách nghiêm túc và đúng đắng sẽ không bao giờ bị bệnh đâu, chỉ khi nào mình không làm được như hướng dẫn (vì ăn số 7 không quen sẽ rất khó ăn và thèm đủ thứ) thì mới bị nhiễm bệnh và phải dùng đến bài thuốc cảm dưới đây:
1.Nguyên liệu:
  • 15 lá trà 3 năm
  • 1/2 trái chanh muối (trái nhỏ nếu trái lớn thì 1/3, còn chanh Mỹ…P thấy dùng 1/4 hay 1/5 trái là vừa, không thôi mặn kinh khủng không uống được)
  • 1 lóng gừng bằng ngón chân cái, đem nướng cho chín rồi xắt lát (P thấy lẹ hơn) hay băm nhuyễn
  • 1.5 chén nước lã
  • 1 muỗng canh bột sắn dây
  • 1 muỗng canh nước sôi để nguội hay nước suối
  • 1 muỗng cà phê nước tương Tamari
2.Thực hiện:
Cho trà, chanh muối, gừng và 1.5 chén nước bắt lên bếp nấu cho sôi lại còn 1 chén. Vớt bỏ lá trà
Lấy 1 cái chén, cho 1 muỗng canh nước và bột sắn dây vào khoấy cho tan đều. Sau đó chế nước đang sôi ở trên vào, vừa chế vừa khoấy, bột sắn dây sẽ trong là chín, nếu thấy chưa trong thì bắt lên bếp khoấy sơ lại, cho nước tương Tamari vào khoấy đều, ăn nóng, trùm mềm lại cho đổ mồ hôi, không được ra gió hay ở phòng máy lạnh trước 1 tiếng đồng hồ. Bệnh cảm sẽ hết ngay
Trích từ : "Sổ tay dưỡng sinh Ohsawa”

Cách phòng bệnh cảm trong mùa lạnh bằng bột sắn dây

Theo thực dưỡng thì việc ngừa bệnh cảm là một việc dễ dàng, cứ sắp vào mùa cúm là chuẩn bị ăn uống kỹ lại, không ăn đường, sữa, trái cây, nước đá và các thức ăn có chứa hóa chất đối với người ăn rộng, và nếu ăn số 7 được thì tuyệt vời hơn và mỗi tối trước khi đi ngủ nên khoấy bột sắn dây uống liên tục khoảng 10 ngày là không bị nhiễm bệnh, thường thì P chỉ ăn số 7 thôi là có thể không bị bệnh vào mùa đông mà không cần đi chích ngừa, đó là một lợi lạc cho mình nếu chịu khó ăn, thân thể được khỏe mạnh…P tóm tắt lại những ý chính trong các băng giảng của Thầy để bạn nào có duyên xem thì tiện áp dụng cho việc phòng ngừa bệnh của bản thân mình được kết quả tốt đẹp nhe :)
1.Cách pha bột sắn dây để uống:
Một muỗng canh bột sắn dây khoấy với một muỗng canh nước lã hay nước suối cho tan đều để khi chế nước sôi vào không bị ốc trâu, sau đó chế một chén nước đang sôi vào, vừa chế vừa khuấy, nếu bột trong là chín còn đục thì cho lên bếp khuấy sơ lại, sau đó cho 1 muỗng canh nước tương Tamari của dưỡng sinh vào quậy đều (P dùng muối hầm thay thế), ăn nóng trùm mềm cho đổ mồ hôi, không được ở chỗ máy lạnh hay ra gió trước một tiếng đồng hồ, sau 1 tiếng, lấy khăn lau khô mồ hôi rồi đi ngủ
2.Công dụng:
Bột sắn dây trị méo miệng, cảm, khử độc (đối với người ăn theo thực dưỡng, trước khi đi dự tiệc, khuấy 1 ly uống vô, trùm mềm cho ra mồ hôi, khi ăn những thức ăn không phù hợp với cơ thể mình sẽ không bị trúng, hoặc khi ăn về rồi mà nghi ngờ bị ngộ độc cũng khuấy 1 ly (chén) uống vô, cũng trùm mềm cho ra mồ hôi), người hay mộng mị (uống trước khi đi ngủ), thần kinh dao động, đau ruột, bị lao ruột thì pha nửa chín nửa sống (bột còn đục) uống vô, trị tăng song lên đến mê sản cũng uống bột sắn dây hoặc đâm 7 hạt chanh đổ nước sôi vào uống để chống giật
Bột sắn dây khi nào có việc hãy dùng: như nhứt đầu, trúng độc, trúng gió, bị nóng sốt quá, hoặc bị phong giật…bị trúng phong giật méo miệng cũng uống bột sắn dây với một muỗng cà phê Tamari nó sẽ được lành, khi uống bột sắn thì phải trùm mền để cho ra mồ hôi, khi ra mồ hôi rồi buộc phải lau sạch rồi mới ngủ, trường hợp chúng ta nghi ngờ ăn uống đồ ăn bị nhiễm độc hồi nào thì chúng ta mỗi đêm nên ăn một lần bột sắn dây, hoặc là trong người chúng ta bắt đầu đang ăn số 7 bị trổ ngứa, ăn số 7 một thời gian ta thấy ngứa ngứa trong người thì tự động ăn số 7 tiếp nó cũng ra hết, nhưng muốn hết nhanh thì chúng ta bắt đầu ăn bột sắn dây ban đêm, rồi trùm mềm thì cái ngứa sẽ nhanh hết hơn, vì khi ăn bột sắn dây nó sẽ giải độc, nó sẽ tống độc ra nhanh hơn, ăn bột sắn dây nhiều lắm là chúng ta có thể ăn liên tục 10 ngày…
Nó có một trường hợp thứ 2 sử dụng bột sắn dây đặc biệt thì chắc chắn là mình hổng kiếm được rồi, phải đặt những chỗ làm bột sắn là họ sẽ làm cho mình 30 nước: nghĩa là họ quậy, rồi họ chắt nước ra, quậy rồi chắt nước ra, làm như vậy 30 lần thì bột sắn dây đó khi phơi khô rất trong
3.Cách phân biệt bột sắn dây giả và thật:
Bột sắn giả: một muỗng canh bột sắn mà quậy với một chén nước thì nó đặc đũa quậy hổng nỗi, có vị chát
Bột sắn xịn: khi đưa vào miệng nếm có mùi bột sắn nhưng mà nó mất đi vị chát, bỏ vào nước nó tự động tan liền, khi cho 2, 3 muỗng canh bột sắn trong 1 chén nước nó vẫn đặc nhưng nó lỏng lỏng, đũa vẫn quậy được không bị đặc cứng như trên
Lưu ý: phải ăn số 7 + ăn bột sắn dây mới ngừa bệnh được, kể cả bệnh swine flu (H1N1), còn ăn uống vô tư thì sẽ bị nhiễm bệnh :)
Có thời gian P sẽ cập nhật thêm….
Chúc các bạn có một sức khỏe tốt khi mùa lạnh đến
G.Phượng

Monday, August 20, 2012

Bánh ướt chay

Dia banh uot
1.Nguyên liệu:
Bịch bánh ướt mua ở chợ, tùy ăn ít nhiều, cứ một bịch được 2 phần ăn
Bich banh uot
Chả lụa chay, P dùng đậu hũ chiên nấm (như trong hình) được mua ở tiệm thay thế chả lụa, mua về nướng sơ lại rồi xắt khoanh mỏng thôi
 Cha chien
Giá luộc, dưa leo xắt nhỏ, lá quế xắt nhỏ, nếu không cử ngũ vị tân thì cho chút hành phi
Đặc biệt là nước chấm chay
2.Thực hiện:
Bánh ướt gỡ từng miếng, xé miếng nhỏ vừa ăn, còn không có thời gian thì cắt khoanh nhỏ cho lẹ hơn, nếu mua để lâu thì hâm sơ micowave cho mềm, cho vô dĩa, xấp chả lên, cho giá, dưa leo, lá quế, chang nước chấm vào, xực xực thôi :)
Một mình ăn thì có thể tự tráng tại nhà, nhưng mà nhiều người ăn thì tráng mệt nghỉ, không kịp ra lò, nếu bận rộn thì mua bánh tráng sẵn về, chuẩn bị thêm chút xíu nữa là có dĩa bánh ướt thật ngon :)
G.Phượng

Sunday, August 19, 2012

Đọt bí đỏ xào

Dot bi xao
Ôi có thể nói món này là đặc sản ở Mỹ vì ở chợ không có bán, chỉ nhà nào có vườn rộng thì tranh thủ trồng vào mùa hè thì mới có mà ăn, P được cô hàng xóm cho, xào ra được 2 phần ăn, ngon quá chừng, nhưng cực cái là phải ngồi tước vỏ, sau đó đem ngâm nước muối cho ra hết đất (củ sen, ngó sen, nấm, đọt bí v.v…là những củ có sình, rau có lông thì dễ bám đất nên nước đầu tiên rửa chúng phải là dung dịch nước muối, nếu không thì sẽ khổng thể nào rửa sạch đất được) ngâm khoảng 15 phút lấy tay khoấy cho ra đất, sau đó mới rửa lại vài lần bằng nước thường. Vớt ra rổ lấy tay nhồi sơ cho đọt bí mềm, rồi mới cho vô xào, nêm chút muối, đường, chế 2/3 chén nước vào, nêm cho vừa ăn, nấu khi đọt bí trong và mềm là xong. Ăn với cơm ngon quá.
Ngoài ra người ta cũng hay nấu cháo đọt bí, ăn ngon lắm, món này chỉ những vùng nông thôn mới thấy, hồi P ở Việt Nam hay ăn món cháo đọt bí lắm, sẵn hôm nay P có nấu cháo lức đậu đỏ ăn với Tekka, nên P múc 1 chén cháo đổ vô chảo nấu với chút đọt bí xào, ăn đến xuất mồ luôn… lâu lắm rồi mới được ăn lại món này. Nếu mà có đọt bí bán, P sẽ nấu đàng hoàng một món cháo đọt bí bằng nước lèo, nấm thì sẽ ngon lắm… nhưng rất tiếc là không có bán và P cũng không có đất để trồng hichic…Bạn nào ở Việt Nam nấu dùm P món này ha :)
Chao dot bi 
G.Phượng

Friday, August 17, 2012

Mì căn chiên khìa

Mi can chien
1.Nguyên liệu:
Chất khô: 1/2 cup bột mì căn (Vital Wheat gluten) + 2 muỗng canh bột gạo lức + 1 muỗng cà phê nutritional  yeast.
Chất lỏng: 1/2 cup nước + 1 muỗng cà phê muối + 2 muỗng canh đường + 1 muỗng canh nước tương + 1/3 muỗng cà phê tiêu + 1/5 bịch bột nổi Salsa. Lưu ý là muỗng P dùng nêm nếm không chính xác như dụng cụ nấu ăn chuyên nghiệp, nên các bạn đừng theo chính xác cân lượng này nha, nên thử trước không thôi bị mặn là P bị ách xì hoài đó :)
Nước xốt: 1 cục chao + 1 muỗng canh mật ong + 1 muỗng canh dầu hào chay + 1 muỗng canh nước tương + 1/2 muỗng cà phê bột quế + 1 muỗng cà phê đầy ket chup + 1/3 muỗng cà phê tiêu + 6 muỗng canh nước lã. P nêm chất lỏng hơi đậm đà rồi, nên P pha nước xốt này vừa ăn thôi, nếu nêm hơi đậm đà nữa sẽ bị mặn
2.Thực hiện:
Trộn đều chất khô lại với nhau
Lấy tô lớn hòa tan tất cả chất lỏng lại với nhau cho tan đều
Nước xốt cũng hòa lại với nhau và đánh cho tan đều
Sau đó cho từ từ chất khô vào chất lỏng, vừa cho vừa trộn, khi chất khô rút hết nước là xong, nếu có dư nước cũng chẳng sao, vì khi đủ nước thì mì căn không thể nào hút nước được nữa, sẽ có được mì căn nhồi như hình:
Mi can nhoi gao
Mì căn mà nhồi càng nhiều sẽ bị dai, nếu có răng giả cũng rớt ra theo :) P làm mì căn không có nhồi, trộn xong là để bột nghỉ khoảng 15 phút, sau đó nắn nhẹ thành cây tròn, rồi xắt lát mỏng
Bắt chảo cho dầu vào, dầu nóng thả vô chảo chiên với lửa nhỏ thôi, chiên vàng đều hai bên là được, nếu chiên với lửa lớn, chọi người cũng lỗ đầu… nói vậy hơi quá… :) nhưng chiên lửa lớn là bị cứng ngắt luôn…
Chiên xong hết rồi, đổ hết vô chảo lại, chế nước xốt vô, vặn lửa lớn lên, khi sôi vặn lửa xuống liu riu cho thấm, khi nước sệt lại là OK
Ăn với cơm dĩa có xà lách, cà chua, dưa leo, đồ chua với nước chấm chay. Ôi thơm mùi nướng, cơm tấm của những quán ở vỉa hè mà P đã có dịp được ăn khi còn ở VN lắm :)
Hoặc đem xào với rau củ sẽ được món xào thập cẩm
Hay làm nhân sushi, ăn với bún, bánh hỏi v.v…
Bun mi can chien
Mì căn đem làm kiểu này thiệt ngon và có mùi thơm y như mùi ở nhà hàng nấu
G.Phượng

Thursday, August 16, 2012

Nấm đông cô xào sả ớt

Nam dong co xao
1.Nguyên liệu:
  • 10 nấm đông cô, ngâm mềm, xắt tùy ý
  • 2 muỗng canh sả bằm
  • 1 muỗng cà phê gừng bằm
  • Gia vị: muối, nước tương, đường, dầu hào chay, ít tiêu, ớt tùy thích
2.Thực hiện:
Bắt chảo phi sả và gừng cho vàng thơm, đổ nấm vào xào một phút cho thơm, sau đó nêm nếm gia vị sao cho hơi đậm đà một chút, rưới ít nước vào, khi sôi vặn lửa nhỏ lại cho nấm thấm và nước hơi sệt lại là xong. Nấm này mà có cho gừng vô là rất dậy mùi ngon lắm. Thiệt là nhanh, chỉ khoảng 5-10 phút là có được một món ăn
Ăn với cơm và canh tùy thích, hay ăn với bún nước lèo
G.Phượng

Wednesday, August 15, 2012

Ragu chay

Ra gu chay
1.Nguyên liệu:
Nước lèo: 3 lít nước + 1 trái Fuji apple + 4 bẹ bắp cải + 1 củ su su + 2 củ cà rốt. Tất cả mấy thứ này xắt mỏng nấu cho lẹ khoảng 30 phút vớt hết xác bỏ
  • 1 củ cà rốt, xắt cục vừa ăn
  • 5 củ khoai tây, xắt cục vừa ăn, chiên sơ
  • 1 lon đậu Lima, xả cho sạch
  • 8 oz nấm trắng, chẻ đôi
  • 4 miếng đậu hũ chiên xắt con cờ
  • 1 chén bò cục chay, ngâm mềm, vắt khô nước, chiên vàng (hay dùng mì căn tự làm)
  • 10 lá thơm (bay leaf)
  • 1/3 muỗng cà phê bột đinh hương
  • 1 muỗng canh tomato paste
  • 1/2 muỗng cà phê tiêu
  • Dầu ăn
  • Gia vị: muối, đường, bột nêm tùy thích
2.Thực hiện:
Bắt chảo phi bột đinh hương và lá bay cho thơm, đổ tomato paste vào xào cho ra màu, cho tiếp bò cục chay, đậu hũ vào xào với chút muối, tiêu, đường cho thấm rồi trút vô nồi nước lèo
Xào sơ theo thứ tự cà rốt, nấm với chút muối, rồi đổ vô nồi nước lèo trên, nấu khoảng 5 phút, cho tiếp khoai tây vào, nấu tiếp khoảng 7 phút nữa, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, sau cùng cho đậu Lima vào, nấu sôi lại là xong
Ăn với bánh mì, bún hay cơm tùy thích :)
G.Phượng

Friday, August 10, 2012

Đồ chua

1.Nguyên liệu:

  • 1 củ cải trắng lớn, xắt hay bào sợi
  • 1 củ cà rốt nhỏ, xắt hay bào sợi
  • 1/4 cup giấm
  • 3 muỗng canh đường
  • 1/2 muỗng cà phê muối

2.Thực hiện:

Cho giấm, đường vào tô lớn quậy cho tan đều

Cà rốt xắt sợi

Củ cải trắng xắt sợi, cho muối vào xốc cho đều để củ cải ra nước, vắt cho khô nước

Sau đó cho cà rốt và củ cải trắng vào tô giấm đường trên, trộn cho thiệt đềuDo chua tronRồi cho vô hủ nhấn cho thiệt chặt, nước giấm còn dư trong tô chế vô luôn, qua ngày hôm sau là dùng được, nếu củ cải trắng không bóp với muối trước khi cho dung dịch giấm đường muối vào sẽ ra nước làm cho bị lạc và cần lâu ngày mới ăn được, không thôi bị nồng và đắng, còn chỉ làm có cà rốt thôi thì ngâm một tiếng sau là có thể dùng ngay nếu gấpHu do chua

G.Phượng

Wednesday, August 8, 2012

Fw: Mẹ và Tôi

Mẹ tôi không muốn di cư sang Mỹ ở tuổi sáu mươi. “Già rồi, sang bên ấy chỉ ăn bám vợ chồng chúng mày!”. Bà nói khăng khăng như thế nhưng con gái xuống nước năn nỉ ỉ ôi, bà lại xiêu lòng. Ờ, nó nói cũng phải, mình qua bên ấy giữ cháu ngoại cũng vui, lại đỡ nhớ, khỏi phải chờ mong. Mình ở đây nó phải gửi tiền về cấp dưỡng, tốn kém lắm chớ chẳng không!” Dì tôi cười, nói như lẩy: “Nợ đòi rồi đấy, cứ sang mà trả cho xong!”

Nghe mẹ kể lại lời dì, tôi cảm thấy hơi áy náy. Quả thật tôi cần mẹ không chỉ thuần túy vì tình cảm. Tôi cầu cứu bà sang để chăn bầy cháu bốn đứa. Dạo này buôn bán ế ẩm, tôi không kham nỗi tiền giữ trẻ, cũng không thể tiếp tế đều đặn cho mẹ nên rước bà qua là nhứt cử lưỡng tiện…

Căn nhà ba phòng của vợ chồng tôi, bề ngoài trông cũng khang trang với cây cảnh chung quanh và cửa garage tự động nhưng thật ra chỉ rộng 1100 sf. Trừ phòng ngủ chánh tương đối rộng rãi, hai phòng còn lại vuông vức, nhỏ xíu xiu. Đất ở San Francisco là đất vàng. Căn nhà cũ kỷ năm mươi tuổi này trị giá chừng sáu chục ngàn nhưng lô đất 4000 sf của nó giá hơn bốn trăm, dù là nằm ở vùng ngoại ô xa tít. Thành ra cứ rán giữ, rán nắm dù mệt muốn hụt hơi. Cửa tiệm fast food bán cho nhân viên các hãng xưởng gần đây cũng theo đà lay-off mà đi xuống. Đến đầu tháng là chúng tôi điên đầu với đủ thứ tiền phải thanh toán. Tư trang sắm từ những năm phồn thịnh buôn may bán đắt lặng lẽ nuối đuôi nhau đi hết, vào nằm im nơi các tiệm cầm đồ. Chúng tôi không hề nghĩ đến giải pháp bán nhà vì đó là gia tài duy nhất, cũng là mối kinh doanh không sợ lỗ vốn; vả lại bây giờ đi mướn một apartment tồi tàn đủ chỗ chứa sáu người, giá thuê hàng tháng còn mắc hơn số tiền trả góp nhà. Trong tình thế kiệt quệ này, nếu có mẹ tôi lo cho tụi nhỏ, đưa đón đi học, quán xuyến việc nhà, tôi sẽ rảnh rang hơn để đi làm thêm lặt vặt buổi sáng, trưa về phụ tiệm ăn với chồng tôi. Buổi tối chúng tôi sẽ đi clean các tiệm ăn, chợ búa. Chịu khó một thời gian hi vọng kinh tế sẽ phục hồi trở lại. Mọi người đã hăm hở đón chào thiên niên kỷ mới, ai ngờ nó bắt đầu bằng sự xuống dốc!

Mẹ sang Mỹ vào mùa Thu. Trời khá lạnh đối với mẹ vì chưa quen nhưng màu xanh của biển trời đã thu hút mẹ. Lũ cháu xúm xít lấy bà vì ngày thường không ai gần gũi chúng cả. Chúng xổ tiếng Anh líu lo, thậm chí cô bé út mới bốn tuổi cũng không rành tiếng Việt. Bà cười dễ dãi: “Sẽ có cuộc trao đổi nhé! Bà dạy các cháu nói tiếng Việt, các cháu dạy cho bà nói tiếng Anh.” Thấy mẹ vui, tôi an lòng. Thế là bên cạnh cái giường hai tầng của hai cô bé gái là tấm nệm của bà ngoại. Ban đêm, ba bà cháu nói chuyện rì rầm; có khi hai cậu trai cũng gõ cửa xin vào để được hưởng không khí đầm ầm bên bà ngoại rất hiền và rất vui.

Mẹ như bà tiên có chiếc đũa thần đã biến căn nhà bừa bãi đầy phiền muộn của chúng tôi thành một tổ ấm ngăn nấp, sạch sẽ và đầy tiếng cười. Trước kia, chúng tôi chỉ dùng những thức ăn ế ẩm từ cửa hàng, lắm khi nuốt chẳng trôi. Mẹ bảo cứ bỏ thịt bỏ rau vào tủ lạnh cho bà. Thế là mỗi chiều về gia đình tôi được quây quần chung quanh bàn ăn có cơm canh nóng hổi, hương vị ngọt ngào. Chỉ sau vài tháng, các con tôi khỏe mạnh ra, lễ phép ra và biết phụ giúp công việc lặt vặt trong nhà. Hai cậu con trai lớn, bà phân công lo vườn tược cây kiểng: “Thằng Hùng mười hai tuổi, lớn rồi, lo chăm sóc các cây lớn, tỉa lá, bón phận, Hậu cũng mười tuổi rồi, thay vì ôm máy chơi game, có thể phụ anh quét sân, tưới nước.” Bà hiền lành nhưng nói gì các cháu cũng nghe. Chúng không còn là những đứa bé “vô tích sự” như thuở trước. Thật ra chúng không đến nỗi tệ nhưng vợ chồng tôi quần quật với công ăn việc làm, không có thì giờ dạy dỗ, chỉ vẽ. Bảo làm chuyện gì, chúng thực hiện qua loa lấy có, rầy mãi phát mệt thành ra không thèm sai biểu nữa, tự mình làm chóng xong mà vừa ý hơn. Con Hoa hãnh diện khoe với mẹ: “Bà dạy con nấu cơm. Con biết lặt rau, rửa chén, lại biết tráng trứng nữa cơ!” Tôi hôn con, thầm cám ơn mẹ đã cho gia đình tôi cơ hội để sống có hạnh phúc thay vì cứ mãi rầy rà, cãi vả, gây ó nhau trong một căn nhà bề bộn, dơ bẩn.

Mẹ vốn là một Phật tử thuần thành. Thỉnh thoảng bà giảng dạy cho tôi về đạo lý: “Hạnh phúc không phải là món quà từ đâu đến, không phải tự nhiên mà có, cũng chẳng thể do phúc đức mà được. Mình phải biết cách sống, biết cách hợp tác xây dựng thì mới có hạnh phúc.” Thuở ấy, đầu óc tôi quá dầy đặc với những con số để có thể hiểu lời mẹ khuyên, vả lại cũng không có thì giờ… Thôi thì để mẹ lo giùm. Mỗi chiều về nhìn các con ngoan, được ăn bữa cơm tối ngon, đối với tôi đã là đủ rồi. Tôi bận rộn với nợ nần đến nỗi không mấy khi chú ý đến tâm tình của mẹ. Bây giờ kiểm điểm lại mới nhớ rằng tôi ít hỏi thăm về sự buồn vui của bà. Thay đổi môi trường sống, bà bỏ lại sau lưng biết bao nhiêu thứ: chị em, họ hàng, lối xóm, sư ông, bằng hữu… Đôi khi, mắt mẹ thoáng buồn. Tôi chỉ hỏi qua loa: “Mẹ có mệt không?” Chao ôi, rõ tệ, miệng hỏi mà lòng vái thầm: “Mẹ đừng ngã bệnh, khổ con!” Là con một nên cách suy nghĩ của tôi thường ích kỷ như thế. Cái gì cũng qui về mình, cho mình thôi!

Thắm thoát, mẹ ở với chúng tôi đã được một năm rồi. Gia đình thì ổn thỏa nhưng tình trạng tài chánh càng ngày càng bết bát mặc dù vợ chồng tôi bỏ sức lao động gấp đôi. Giao kèo mướn cửa tiệm sắp hết hạn mà chẳng tìm được người sang lại. Không ký thêm thì mất tiệm, mất luôn năm mươi ngàn bỏ ra sang tiệm trước kia, nhưng tiếp tục thì ngày càng thua lỗ, chẳng kham được nữa. Chuyện gì đến, phải đến. Tháng sau đó, vợ chồng tôi lủi thủi dọn đồ về trả lại cửa hàng cho người ta sau mười năm làm chủ. Bây giờ hóa ra là kẻ làm công, lại làm những nghề linh tinh quét dọn. Tủi thân mà tức số phận mình. Mẹ an ủi: “Thôi, như thế đỡ lo con ạ. Tinh thần căng thẳng quá có khi phát dại, hóa cuồng! Trong cái dở có cái hay là thế!” Chúng tôi lợi dụng thời gian tương đối rảnh rang này để sửa chữa căn nhà hư dột. Anh Thắng chịu khó và khéo tay nên cái gì cũng tự làm được, đỡ tốn tiền mướn thợ. Một hôm anh leo lên mái nhà để lợp lại mấy miếng ngói bể. Sơ ý thế nào chẳng rõ, anh trợt chân té xuống bất tỉnh. Chỉ có mình mẹ ở nhà! Bà bình tĩnh gọi 911, vắn tắt vài câu tiếng Anh: “He falls down from the roof. He stops breathing!” Và rành rọt đọc địa chỉ, số phone nhà cho họ. Ai ngờ bà âm thầm học chữ Anh mau đến thế! Bà đã cứu mạng chồng tôi! Thắng bị gãy chân và dập ống quyển. Phải nằm tại chỗ từ năm đến sáu tháng. Tình cảnh này đưa mẹ tôi vào môi trường mới. Bà tự nguyện thế chỗ cho chồng tôi để quét dọn, lau chùi các cửa tiệm hầu phụ giúp tôi về tài chánh. Mẹ hăng hái trong công việc. Tôi đoán rằng ở nhà mãi mẹ cũng buồn, nay được ra ngoài bà cảm thấy vui hơn. Bà có những người bạn mới: cô thâu ngân vui tính, bà lão phụ trách hàng rau cải, chú “Thoòng” chuyên khuân vác. Mẹ hòa mình với họ, với cuộc sống của những người lao động tay chân. Đâu ai biết rằng trước 1975, mẹ là giáo sự dạy Pháp văn tại một trường công lập lớn ở Sài Gòn. Các con tôi biết hoàn cảnh bi đát của gia đình nên mỗi đứa một tay, cùng nhau lo chuyện nhà. Mẹ tôi hài lòng thấy các cháu tự ý thức được trách nhiệm, biết thương mẹ thương cha.

Ngày anh Thắng trở lại công việc, tôi xin mẹ ở nhà nghỉ ngơi. Mẹ nói: “Con ơi, ra ngoài cũng vui, lại kiếm được đồng tiền. Từ ngày đi Mỹ đến nay đã gần hai năm, mẹ chưa gửi tiền về giúp các em, các cháu bên ấy. Tụi nó nghèo lắm mà chẳng có cách kiếm ra tiền cho kịp đà leo thang của vật giá. Bên này kiếm tiền dễ hơn. Có tiền, mẹ lại có phương tiện cúng dường, bố thí…” Tôi im lặng nghẹn ngào, chợt nhớ rằng mẹ chưa hề hỏi tôi một đồng xu nào và tôi quên bẵng rằng mẹ cũng có nhu cầu tiêu xài. Trên thế gian này, không có nhân viên nào làm việc cật lực mà không đòi hỏi thù lao như thế! Vô tình, tôi đã “đòi nợ” mẹ tôi một cách tận tình. Dì tôi cũng có lý khi bà mỉa mai tôi.

Trong lúc tôi đăm chiêu, mẹ nhẹ nhàng tiếp: “Mẹ đã xin được chân rửa chén trong nhà hàng. Rửa bằng máy chả cực nhọc gì!” “Trời đất ơi, rửa chén, cần sức lực của người đàn ông Mễ mới kham nỗi. Nồi niêu soon chảo to như cột đình, nặng như búa tạ, làm sao mẹ nhấc cho nổi!” Tôi xuống giọng tiếp: “Mẹ nhìn lại mẹ xem. Tay mẹ gầy yếu, lưng mẹ đã cong, bước đi không còn nhanh nhẹn. Dù họ cần người, mướn tạm, vài hôm cũng cho nghỉ việc thôi!” Bây giờ tôi mới có dịp nhìn kỹ mẹ. Bà già thật rồi, cái già đến nhanh quá. So với hồi mới qua, bà như tăng thêm năm, bảy tuổi. Mẹ tôi cúi đầu xuống thấp. Hình như bà cố giấu giọt lệ vừa ứa ra. Tôi nhẹ nâng cầm mẹ lên và nhìn sâu vào đôi cửa sổ tâm hồn ấy. Trời ơi, mắt mẹ đã kéo mây! Đôi mắt bồ câu đen láy ngày nào từng làm điên đảo các chàng trai cùng trang lứa, cột chân ba tôi vào tổ ấm gia đình, giờ đã một phần ngả màu đục lờ như nước gạo vo. Tóc mẹ trắng bơ phờ, đuôi mắt nhăn như rẻ quạt, vầng trán sạm đen vết đồi mồi… Tôi mủi lòng xót xa. Hai mẹ con ôm nhau, nước mắt người này thấm ướt vai áo người kia. Tôi nhỏ nhẹ: “Con không dám trái ý mẹ, nhưng mẹ rán chờ. Con hứa sẽ tìm công việc nhẹ nhàng hợp với mẹ hơn, mẹ nhé! Vong hồn ba mà biết mẹ cực khổ thế này chắc khó siêu.” Trời cũng thương tình. Đâu chừng một tháng sau thì bà lão làm rau cải xin nghỉ việc về hưu. Mẹ tôi trở thành “bà cụ hàng rau”. Danh xưng và chức vụ gắn liền với mẹ tôi từ đấy. Vậy mà bà vui. Mỗi tháng bà lãnh được hơn ngàn bạc. Phân nửa số tiền, bà gửi về Việt Nam: phần cúng dường, phần bố thí, phần giúp đỡ các em, các cháu. Số còn lại, bà dành dụm mấy kỳ lương, đưa tôi hơn ngàn bạc. “Mẹ thấy người ta dựng phòng trong garage cũng tiện lắm. Nếu chồng con không phiền, con lấy tiền này nhờ nó mua vật liệu, che tạm cho mẹ một căn phòng nhỏ. Con Hoa, con út bắt đầu lớn, tụi nó cần sự riêng tư. Mẹ cũng vậy, có phòng riêng mẹ sẽ dựng kệ thờ Phật, mỗi ngày mẹ có thể lễ bái, tụng kinh, niệm Phật…” Chồng tôi nghe kể lại, vui vẻ đáp: “Chuyện nhỏ! Mẹ muốn gì anh cũng xin vâng, nói chi việc ấy!” Từ đấy, mẹ lộ vẻ hoan hỉ lắm. Sáng tối hai thời, ít khi nào bà bỏ lỡ công phu. Bà như một người đạt được mục tiêu cho đời mình, không có gì để ưu tư, khắc khoải.

Mùa Đông năm ấy, thời tiết hơi khác thường. Ban ngày ấm áp xen kẽ với những đêm buốt giá mà nhiệt độ đôi khi hạ thấp đến không ngờ. Vợ chồng tôi mời mẹ tạm trở về phòng cũ vài ba tháng, ngoài garage lạnh quá dễ sinh bịnh. Mẹ nói: “Ở chỗ này quen rồi, dời đi khó ngủ.” “Mẹ nhớ vặn sưởi cho đủ ấm nhé!” “Ờ, tao biết mà!” Ngờ đâu mẹ đã không qua khỏi mùa Đông! Buổi sáng chẳng thấy mẹ dậy sửa soạn để đi làm, tôi bảo “đứa nào ra đánh thức bà dậy, nhanh lên kẻo trễ!” Con Hoa quấn mền đẩy cửa bước ra garage miệng kêu léo nhéo. “Ngoại ơi, ngoại à…” Không có tiếng trả lời… Nó bật đèn, tiến đến cạnh giường: ngoại quấn hai cái mền kín mít, nằm im ỉm. Nó lắc chân ngoại, bà chẳng đáp. Nó lôi cái mền xuống: mặt bà xám xịt, lạnh ngắt, đôi mắt khép hờ… “Mẹ ơi, mẹ! sao kỳ vầy nè!” Cả nhà đổ xô ra. Chồng tôi đạo Chúa, vội làm dấu thánh giá… Tôi xỉu ngay tại chỗ khi loáng thoáng nghe thằng Hùng la lên: “Sao bà không mở sưởi?” Cuộc điều tra của cảnh sát quấy rầy chúng tôi một thời gian, cuối cùng họ kết luận: “Bà cụ không thường mở sưởi; cái máy mua hai tháng về trước còn mới tinh chưa hề được sử dụng!”

Tôi như người mất hồn trong đám tang của mẹ. Sự hối hận như lưỡi dao có răng, nó cưa xé lòng tôi. Trái tim tôi cơ hồ rỏ máu thành những giọt lệ hồng. Bạn bè khuyên tôi nên đến chùa xin cúng thất, thiết lễ cầu siêu cho bà. Tôi chẳng thể nói năng chi cùng vị sư ở chùa, chỉ biết dập đầu lạy cầu cứu với đôi mắt sưng húp. Chồng tôi bình tĩnh hơn, anh buồn bã kể đầu đuôi tự sự. Câu chuyện khiến thầy thương tâm, thầy thường an ủi, khuyên giải sau những thời lễ cúng. Khi thấy tôi bắt đầu trở lại bình thường, thầy dành cho gia đình chúng tôi một thời pháp thoại. Thầy giảng về lý vô thường, khổ, không. Các con tôi tỏ ra thích thú với sự thật giản dị và sâu sắc này, chúng đòi được học giáo lý đạo Phật thay vì đi nhà thờ với ba. Riêng tôi, tôi nhớ mãi câu kết luận của thầy trong buổi nói chuyện ấy: “Con người ta sở dĩ đau khổ triền miên là tại mình muốn nắm giữ! Cái gì cũng khư khư ôm chặt. Làm sao giữ mãi được vì bản chất của chúng là vô thường, là không. Hãy buông bỏ hết đi, chừng nào bỏ được, chừng ấy mới có chân hạnh phúc!” Phải rồi, nếu chúng tôi không bám chặt vào căn nhà thì mẹ tôi đã không phải vất vả đến thế, không đến nỗi chết cóng ngoài garage. Và gia đình tôi không lụy đến mức này. Tôi thỏ thẻ bàn với chồng: “Anh à, căn nhà này mình không giữ nỗi thì bán nó đi. Em tính rồi, sau khi thanh toán hết nợ nần mình cũng còn vài trăm ngàn. Dọn sang Texas, nhà cửa rẻ hơn, mình có thể tậu căn khác hoặc là giữ làm vốn, tính chuyện làm ăn…”Ờ nhỉ, hồi đó sao mình ngu quá, cứ ôm lấy nó mà cắm cổ đi cày trả nợ. Liệu giữ không được thì sớm buông đi… Nhờ ông thầy giảng dạy, mình mới sáng mắt ra!”

Sau khi dọn sang Texas, trước khi bắt tay vào công ăn việc làm, tôi đến quì dưới chân sư ông kể lể hết sự tình, xin sám hối thì lòng tôi mới có thể yên. Sư ông trầm ngâm và yên lặng nghe tôi vừa khóc rấm rức vừa kể về mẹ tôi, đệ tử mà người rất quí mến. Sư ông không hề cắt ngang bằng những câu hỏi. Người không phê phán gì, chỉ để yên cho tôi khóc, khóc oà vỡ như cái đập nước bị ngăn chận, nay có người tháo ra… Mãi một lúc lâu lắm sau đó, sư ông mới dạy: “Người mẹ nào cũng có trái tim Bồ Tát. Mẹ con hành Bồ Tát đạo ngay trong gia đình trước khi mở rộng ra trong cuộc sống với mọi người. Con hãy hạnh diện có bà mẹ như thế! Con sẽ không cảm thấy hối hận ray rứt nữa nếu con biết đi theo hướng đi của mẹ con, biết xả bỏ cái tôi vị kỷ để lo cho người chung quanh.” Tôi sụp xuống đảnh lễ người đã chỉ cho tôi tháo mở cái gút dây kết mối ân hận trong tôi. Tôi trở về Texas với sự bình yên và tâm nguyện cao cả… Nhưng khi mùa Vu Lan về, cầm hoa trắng trên tay, tôi không thể ngăn được những giọt lệ hồng phát xuất từ trái tim tôi… Than ôi! Khi tôi biết nghĩ tới mẹ, biết giá trị của trái tim bồ tát, biết thương mẹ thì bà đã không còn nữa trên đời…

Diệu Nga

Bài viết được nhận từ email không rõ  nguồn

Tuesday, August 7, 2012

Ketchup tự làm

Ket chup
Nếu bạn nào ăn  chay cử ngũ vị tân, mình có thể tự làm Ketchup bằng Tomato paste (có loại có tỏi và loại không tỏi, khi mua xem kỹ thành phần in trên bao bì). Ketchup được làm từ tomato paste ngon như là ketchup có ngũ vị tân và ngon hơn làm bằng cà chua tươi xay nhuyễn vì nó có độ mịn như ketchup mua ở chợ. Tomato paste có vị hơi mặn và hơi chua, nên khi pha nước vào là nó bớt chua nhiều nên để có được vị ketchup như mua ở ngoài chợ, khi làm mình cần phải cho thêm giấm, đường và chút muối nữa thì sẽ ngon như mua ở chợ. Vì P còn dư có chút tomato paste, còn  dư chút dấm đường khi làm gỏi nên P không có cân lượng chính xác cho nước giấm đường (P còn nêm thêm muối, đường và giấm ở ngoài vô nữa), miễn sao các bạn nêm cho vừa giống với ở ngoài bán hay vừa với khẩu vị của mình là được
1.Nguyên liệu:
  • 2 muỗng canh tomato pasteTomato paste
  • 1/2 chén nước
  • Muối, đường, giấm
2.Thực hiện:
Cho nước và tomato paste vào chảo, bắt lên bếp, quậy cho tan đều, nêm muối, đường, giấm sao cho hơi mặn, ngọt và chua, nấu cho sôi với lửa vừa nhỏ thôi, sau đó tắt bếp, để nguội cho vô keo
Dùng để chấm khoai tây chiên, đậu hũ chiên ăn chơi, ăn với bánh mì, nấu bò kho chay, ragu…Có thể pha chút tương ớt vô nếu thích cay, hay pha chút chanh muối lâu năm bằm thiệt nhuyễn (phải nêm thêm chút đường nữa khi dùng chanh muối)  vào làm nước sốt chua ngọt cay để chấm cho món quay chay thì ngon tuyệt cú mèo :)
G.Phượng

Friday, August 3, 2012

Bạn đã bao giờ nhìn thấy cái đói như thế này chưa?

Những bức ảnh 'để đời' đầy thương tâm mỗi khi nhắc đến cuộc sống nghèo khổ của không ít người dân Châu Phi.

kfxfzu9f
Nạn đói ở Châu Phi
tapchilamdep.com
Cả gia đình nghèo đói
22175p1f
Mẹ không có gì mà ăn thì lấy đâu ra sữa mà con cứ bú mãi...
tapchilamdep.com
Đứa con gầy nhom chết đói nằm trong lòng mẹ!
tapchilamdep.com
Đói đến mức không đứng dậy nổi.
tapchilamdep.com
Không có gì ăn, người dân Haiti đã chế ra món bánh có nguyên liệu từ... bùn.
tapchilamdep.com
Lẽ nào... phân bò cũng còn chất dinh dưỡng gì đó???
tapchilamdep.com
Nạn đói ở Nigeria.
tapchilamdep.com
Thẫn người vì không có đồ ăn.
tapchilamdep.com
Một đứa trẻ gầy nhom ốm yếu.
tapchilamdep.com
Nạn đói ở Ethiopia.
tapchilamdep.com
Thức ăn không đủ lấp vừa bụng bé...
Sưu tầm

Thursday, August 2, 2012

Hủ tiếu bò kho chay

P nấu món này ăn với hủ tiếu nên nấu hơi lỏng một chút, nếu ăn với bánh mì thì nấu nước lèo ít lại ha, các bạn có thể cho thêm bất cứ đạm chay nào mà mình thích :)
Bo kho chay
1.Nguyên liệu:
Nước lèo: 4 lít nước + 1 trái Fuji apple + 4 bẹ bắp cải + 2 củ su su + 2 củ cà rốt + 4 khúc sả. Tất cả mấy thứ này xắt mỏng nấu cho lẹ khoảng 30 phút vớt hết xác bỏ
  • 1/2 củ cải trắng, xắt cục
  • 1 củ cà rốt, xắt cục vừa ăn
  • 8 oz nấm trắng, chẻ đôi
  • 2 miếng đậu hũ chiên xắt con cờ
  • 8 khúc ngắn đậu hũ ky cây đã chiên
  • 10 lá thơm (bay leaf)
  • 1 muỗng cà phê bột đại hồi
  • 2 muỗng canh tomato paste hay dùng 2 trái cà chua thay thế cũng được
  • 1/2 muỗng cà phê tiêu
  • Dầu ăn
  • Gia vị: muối, đường, bột nêm tùy thích

2.Thực hiện:
Bắt chảo cho dầu vào phi sơ lá thơm và bột đại hồi cho thơm, rồi đổ tomato paste vào xào cho ra màu, sau đó đổ đậu hũ và đậu hũ ky vào xào, nêm tiêu, chút muối, đường xào cho thấm rồi trút vô nồi nước lèo trên
Xào sơ củ cà rốt với ít muối, rồi cho vào nồi nước lèo trên
Xào tương tự như vậy với củ cải trắng, nấm trắng, rồi cũng trút vô nồi nước lèo trên
Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn (nếu ăn với bánh mì) hay đậm đà chút (nếu ăn với hủ tiếu) rồi nấu thêm khoảng 10-15 phút nữa là chín
Làm tô hủ tiếu để ăn: Cho vắt hủ tiếu đã luộc chín, múc nước lèo và cái chan vào, cho thêm bông cải hay bất cứ gì mình thích ăn, rắt chút ngò và tiêu vào, chanh, ớt tùy thích…ăn với rau quế và giá, ăn liền và nóng mới ngon :)

Hu tieu bo kho chay

Rau que va gia G.Phượng

Wednesday, August 1, 2012

Phim Quan Âm Thị Kính


Chú Lăng Nghiêm bằng tiếng Phạn-The Shurangama in Sanskrit procuded by the Malaysian Usnisa Vijaya Buddhist Association and recited by Brother K. C. Chen

Lưu ý: Bài Chú bị thiếu một câu, P đã thêm vào dòng chữ màu xanh
FIRST ASSEMBLY
Namaḥ sarva buddha bodhi-satve-bhyaḥ
Namaḥ saptānāṃ samyak-saṃbuddha koṭīnāṃ sa-śrāvaka saṃghānāṃ
Namo loke arhattāṃ
Namaḥ srotāpannānāṃ
Namaḥ sakṛdāgāmināṃ.
Namaḥ anāgāmināṃ.
Namo loke samyag-gatānāṃ samyak-prati-pannānāṃ
Namo devarṣiṇāṃ
Namaḥ siddha-vidyā-dhāra-rṣiṇāṃ, śāpānugraha-samarthānāṃ.
Namo brahmaṇe.  Namaḥ indrāya.
Namo bhagavate rudrāya umāpati-sahīyāya.
Namo bhagavate nārāyaṇāya,
lakṣmi paṃca-mahā-mudrā namas-kṛtāya.
Namo bhagavate mahā-kālāya, tripura-nagara-vidrāpaṇa-karāya,
adhi-muktaka śmaśāna-vāsine, mātṛ-gaṇa namas-kṛtāya.
Namo bhagavate tathāgata kulāya.
Namo bhagavate padma kulāya.
Namo bhagavate vajra kulāya.
Namo bhagavate maṇi kulāya.
Namo bhagavate gaja-kulāya.
Namo bhagavate dṛḍha-śūra-sena-pra-haraṇa-rājāya,
tathāgatāya arhate samyak-saṃbuddhāya.
Namo bhagavate amitābhāya, tathāgatāya arhate samyak-saṃbuddhāya.
Namo bhagavate akṣobhyāya, tathāgatāya arhate samyak-saṃbuddhāya.
Namo bhagavate bhaiṣajya-guru-vaiḍūrya-prabha-rājāya,
tathāgatāya arhate samyak-saṃbuddhāya.
Namo bhagavate saṃpuṣpita-sālendra-rājāya,
tathāgatāya arhate samyak-saṃbuddhāya.
Namo bhagavate śākyamunaye,
tathāgatāya arhate samyak-saṃbuddhāya.
Namo bhagavate ratna-kusuma-ketu-rājāya,
tathāgatāya arhate samyak-saṃbuddhāya.
Teṣāṃ namas-kṛtva imāṃ bhagavata stathāgatoṣṇīṣaṃ,
Sitātapatraṃ namāparājitaṃ pratyaṅgirāṃ.
Sarva bhūta-graha nigraha-karaṇīṃ.
Para vidyā cchedanīṃ.
Akālaṃ-mṭtyu pari-trāṇa-karīṃ.
Sarva bandhana mokṣaṇīṃ.
 Sarva duṣṭa duḥ-svapna nivāraṇīṃ.
Caturaśītīnāṃ graha sahsrāṇāṃ vi-dhvaṃsana-karīṃ.
Aṣṭā-viṃśatināṃ nakśatrāṇāṃ PRASADANA-karīṃ. (chữ trong video Clip bị đánh máy sai là vi-dhvaṃsana, nay được sửa lại chữ cho đúng là PRASADANA)
Aṣṭānāṃ mahā-grahāāṃ vi-dhvasana-karīm
Sarva śatrū nivāraṇīṃ.
Ghoraṃ duḥ-svapnānāṃ ca nāśanīṃ.
Viṣa śastra agni uttaraṇīṃ.
Aparājitaṃ mahā-ghorāṃ,
Mahā-balām mahā-caṇḍāṃ mahā-dīptaṃ mahā-tejaṃ,
Mahā-śvetām mahā-jvalaṃ mahā-balā pāṇḍara-vāsinī
Ārya-tārā bhṛkuṭīṃ ceva vijaya vajra-maleti vi-śrutāṃ,
Padmaṃkaṃ vajra-jihva ca mālā-cevāparājita,
Vajrā daṇḍīṃ viśālā ca śanta vaideva-pūjitāṃ,
Saumya-rūpaṃ mahā-śvetā,
Ārya-tārā mahā-bala aparā vjra śaṇkalā ceva,
Vajra kaumāri kulan-dharī,
Vajra hastā ca mahā-vidyā kāṃcana mālikā,
Kusuṃbhā ratna ceva vairocanā kulāthadāṃ uṣṇīṣa,
vi-jṛmbha-mānā ca savajra kanaka prabha locana,
vajrā tuṇḍī ca śvetā ca kamalākṣī śaśī-prabha,
ityete mudra gaṇā, sarve rakṣaṃ kurvantu mama sarva
satvānāṃ ca.
                   SECOND ASSEMBLY
Oṃ ṛṣi-gaṇa praśāstaya sarva
tathāgatoṣṇīṣāya hūṃ trūṃ.
Jambhana-kara hūṃ trūṃ.
Stambhana-kara hūṃ trūṃ.
Mohana-kara hūṃ trūṃ. 
Mathana-kara hūṃ trūṃ.
Para-vidyā saṃ-bhakṣaṇa-kara hūṃ trūṃ.
Sarva duṣṭānāṃ stambhana-kara hūṃ trūṃ.
Sarva yakṣa rākṣasa grahāṇāṃ, vi-dhvaṃsana-kara hūṃ trūṃ.
Caturaśītīnāṃ graha sahasrāṇāṃ. vi- dhvaṃsana-kara hūṃ trūṃ.
Aṣṭā-viṃśatīnāṃ nakṣatrānāṃ pra-sādana-kara hūṃ trūṃ.
Aṣṭānāṃ mahā-grahāṇāṃ utsādana-kara hūṃ trūṃ.
Rakṣa rakṣa māṃ.
Bhagavan stathāgatoṣṇīṣa
sitātapatra mahā vajroṣṇīṣa,
mahā pratyaṅgire mahā sahasra-bhuje sahasra-śīrṣe.
koṭī-śata sahasra-netre, abhedya jvalitā-taṭaka,
mahā-vjrodāra tṛ-bhuvana maṇḍala.
Oṃ svastir bhavatu māṃ mama.
THIRD ASSEMBLY
Rāja-bhayā cora-bhayā udaka-bhayā agni-bhayā,
viṣa-bhayā śastra-bhayā para-cakra-bhayā du-bhikṣa-bhayā,
aśani- bhayā akāla-mṛtyu-bhayā
dharaṇī-bhūmi-kampā-bhayā ulkā-pāta-bhayā,
rāja-daṇḍa-bhayā suparṇi-bhayā nāga-bhayā vidyut-bhayā.
Deva-grahā nāga-grahā yakṣa-grahā rākṣasa-grahā
preta-grahā, piśāca-grahā bhūta-grahā kumbhaṇḍa-grahā
pūtana-grahā, kaṭa-pūtana-grahā skanda-grahā apasmāra-grahā
utmāda-grahā, cchāya-grahā revati-grahā jamika-grahā
kaṇṭha-kamini-grahā.
Ojāhāriṇyā  garbhāhāriṇyā  jātāhāriṇyā  jīvitāhāriṇya,
rudhirāhāriṇyā  vasāhāriṇyā  māṃsāhāriṇyā  medāhāriṇyā,
majjāhāriṇyā  vāntāhāriṇyā  asucyāhāriṇyā  ciccāhāriṇyā,
teṣāṃ sarveṣāṃ.
Sarva grahāṇāṃ vidyāṃ cchinda-yāmi kīla-yāmi.
Pari-brajāka kṛtāṃ vidyāṃ cchinda-yāmi kīla-yāmi.
Ḍāka-ḍākinī kṛtāṃ vidyāṃ cchinda-yāmi kīla-yāmi
Mahā-paśupati rudra kṛtāṃ vidyāṃ cchinda-yāmi kīla-yāmi.
Nārāyaṇā paṃca mahā mudrā kṛtāṃ vidyāṃ cchinda-yāmi kīla-yāmi
Tatva garuḍa sahīyāya kṛtāṃ vidyāṃ cchinda-yāmi kīla-yāmi
Mahā-kāla mātṛgaṇa sahīyāya kṛtāṃ vidyāṃ cchinda-yāmi kīla-yāmi.
Kāpālika kṛtāṃ vidyāṃ cchinda-yāmi kīla-yāmi.
Jayakarā madhukara sarvārtha-sādhaka kṛtāṃ,
vidyāṃ cchinda-yāmi kīla-yāmi
Catur-bhaginī bhratṛ-paṃcama sahīyāya kṛtāṃ,
vidyāṃ cchinda-yāmi kīla-yāmi.
Bhṛṅgi-riṭika nandi-keśvara gaṇapati sahīya kṛtāṃ,
vidyāṃ cchinda-yāmi kīla-yāmi.
Nagna-śramaṇa kṛtāṃ vidyāṃ cchinda-yāmi kīla-yāmi.
Arhanta kṛtāṃ vidyāṃ cchinda-yāmi kīla-yāmi.
Vīta-rāga kṛtāṃ vidyāṃ cchinda-yāmi kīla-yāmi.
Vajra-pāṇi guhyakādhipati kṛtāṃ vidyāṃ cchinda-yāmi kīla-yāmi.
Rakṣa rakṣa māṃ.
 FOURTH ASSEMBLY
Bhagavata stathāgatoṣīṣaṃ sitātapatraṃ namo-stute.
Asitānalārka prabha-sphuṭa vikasitātapatre.
Jva jvala dhaka-khaka vidhaka-vidhaka dara dara vidara vidara,
cchinda cchinda bhinda bhinda, hūṃ hūṃ phaṭ! phaṭ! svāhā.
Hehe phaṭ. Amogha phaṭ. Apratihata phaṭ. Vara-prada phaṭ.
Asura vidrāpaka phaṭ. Sarva deve-bhyah phaṭ. Sarva nāge-bhyaḥ phaṭ
Sarva yakṣe-bhyaḥ phaṭ. Sarva rākṣase-bhyaḥ phaṭ.
Sarva garuḍe-bhyaḥ phaṭ. Sarva gāndharve-bhyaḥ phaṭ.
Sarva asure-bhyaḥ phaṭ.  Sarva  kindare- bhyaḥ phaṭ.
Sarva mahorage- bhyaḥ phaṭ. Sarva manuṣe- bhyaḥ phaṭ.
Sarva amanuṣe- bhyaḥ phaṭ. Sarva bhūte- bhyaḥ phaṭ.
Sarva piśāce- bhyaḥ phaṭ. Sarva kumbhaṇḍe- bhyaḥ phaṭ.
Sarva pūtane- bhyaḥ phaṭ. Sarva kaṭa-pūtane- bhyaḥ phaṭ.
Sarva dur-laṅghite- bhyaḥ phaṭ. Sarva duṣ-prekṣite- bhyaḥ phaṭ.
Sarva jvare- bhyaḥ phaṭ. Sarva apasmāre- bhyaḥ phaṭ.
Sarva śramaṇe- bhyaḥ phaṭ. Sarva tirthike- bhyaḥ phaṭ.
Sarva utmāde- bhyaḥ phaṭ. Sarva vidyā-rājācārye- bhyaḥ phaṭ.
Jayakarā madhukara sarvārtha-sādhake- bhyaḥ phaṭ.
Sarva vidyācārye- bhyaḥ phaṭ. Catur bhaginī- bhyaḥ phaṭ.
Vajra kaumārī kulan-dharī  mahā-vidyā-rājebhyaḥ phaṭ.
Mahā-pratyaṅgire-bhyaḥ phaṭ. Vajra śankalāya phaṭ.
Mahā-pratyaṅgira-rājāya phaṭ.
Mahā-kālāya mahā-mātṛ-gaṇa namas-kṛtāya phaṭ.
Veṣṇuvīye phaṭ. Brahmaṇīye phaṭ. Agnīye phaṭ. Mahā-kālīye phaṭ. 
Kāla-daṇḍīye phaṭ. Indrīye phaṭ. Raudrīye phaṭ.
Cāmuṇḍīye phaṭ. Kāla-rātrīye phaṭ...Kāpālīye phaṭ.
Adhi-muktaka śmaśāna vāsinīye phaṭ.
Yeke-citta satva mama.
 FIFTH ASSEMBLY
Duṣṭa-cittā pāpa-cittā raudra-cittā vi-dveṣa amaitra-cittā.
Utpāda-yanti kīla-yanti mantra-yanti japanti juhvanti.
Ojāhārā garbhāhārā rudhirāhārā vasāhārā,
majjāhārā jātāhārā jīvitāhārā malyāhārā,
gandhāhārā puṣpāhārā phalāhārā sasyāhārā.
Pāpa-cittā duṣṭa-cittā raudra-cittā.
Yakṣa-graha rākṣasa-graha preta-graha piśāca-graha,
bhūta-graha kumbhaṇḍa-graha skanda-graha utmāda-graha,
cchāya-graha apasmāra-graha ḍāka-ḍākinī-graha,
revati-graha jamika-graha śakuni-graha mantra-nandika-graha, 
lamvika-graha hanu kaṇṭha-pāṇi-graha.
Jvara ekāhikā dvaitīyakā straitīyakā catur-thakā.
Nitya-jvarā viṣama-jvarā vatikā paittikā,
śleṣmikā san-nipatikā sarva-jvarā. 
Śirortti ardhavabhedaka arocaka,
akṣi-rogaṃ nasa-rogaṃ mukha-rogaṃ hṛd-rogaṃ gala-grahaṃ,
karnṇa-śūlaṃ danta-śūlaṃ hṛdaya-śūlaṃ marma-śūlaṃ,
pārśva-śūlaṃ pṛṣṭha-śūlaṃ udara-śūlaṃ kaṇṭī-śūlaṃ,
vasti-śūlaṃ ūru-śūlaṃ jāṅgha-śūlaṃ hasta-śūlaṃ,
pāda-śūlaṃ sarvāṅga-pratyaṅga-śūlaṃ.
Bhūta vetāḍa ḍāka-ḍākinī jvara.
Dadru kāṇḍu kiṭibhalotavai sarpa-lohāliṅga,
śūṣatra sagara viśa-yoga,
agni udaka mara vaira kāntāra akālaṃ-mṛtyu.
Traibuka trai-laṭaka vṛścika sarpa nakula,
siṃgha vyāghra ṛkṣa tarakṣa mṛga,
sva-para jīva teṣāṃ sarveṣāṃ.
ṣitātapatraṃ mahā-vjroṣṇīṣaṃ mahā-pratyaṅgiraṃ.
Yāvadvā-daśa yojanābhyantareṇa,
sīmā-bandhaṃ karomi, diśā-bandhaṃ karomi,
pāra-vidyā-bandhaṃ karomi, tejo-bandhaṃ karomi,
hasta-bandhaṃ karomi, pāda-bandhaṃ karomi,
sarvāṅga-pratyaṅga-bandhaṃ karomi.
Tadyathā: Oṃ anale anale viśade viśade vīra vjra-dhare,
bandha bandhani, vajra-pāṇi phaṭ! hūṃ trūṃ phaṭ! svāhā.
Namaḥ stathāgatāya sugatāya arhate samyak-saṃbuddhāya,
siddhyantu mantra-pada svāhā.