Wednesday, March 4, 2015

Cư sĩ tại gia có nên tụng Chú Lăng Nghiêm không?

Có rất nhiều người nói Chú Lăng Nghiêm chỉ dành cho các vị xuất gia thôi, người Phật tử tại gia không được trì tụng, có đúng không? Xin hãy nghe bài giảng của Ngài Tuyên Hóa, Ngài là một vị Thánh tăng thời hiện đại, Ngài xiển dương Chú Lăng Nghiêm, xuất gia hay tại gia đều tụng được hết…
Có người còn nói hong được tụng Kinh Pháp Hoa, tụng là bị trổ nghiệp xuôi xẻo, có người tụng Kinh Pháp Hoa từ nghèo mà trở nên giàu có, có người chưa tụng lại giàu nhưng khi tụng thì bị phá sản. Giàu hay nghèo là do các nhân mình đã gieo ở kiếp trước, gieo nhân xấu gặt quả xấu, gieo nhân tốt gặt quả tốt, nếu mình không tụng Kinh Pháp Hoa mà khi nhân duyên hội đủ thì quả xấu do mình đã gây ra từ nhiều kiếp trước cũng sẽ trổ thôi à, đâu liên quan đến việc do mình tụng Kinh Pháp Hoa mới bị vậy đâu.
Có người bảo P: còn trẻ mà thờ Bồ Tát thì không nên, để lớn tuổi mới được thờ (thật sự là biết thờ sớm chừng nào thì sẽ tốt chừng ấy)
Có người bảo có bầu không nên đi Chùa (thật ra là đi Chùa càng nhiều càng tốt chừng ấy)
Có người còn bảo không nên tụng “Chú vãng sanh”. Nếu tụng sợ bị xuôi xẻo, chết chóc. Ui trời, cầu vãng sanh mà sợ tụng Chú vãng sanh. Ngày nào P cũng tụng cầu cho mình được chết sớm mà có được đâu, mà Chú vãng sanh là “bạt nhứt thiếp nghiệp chướng” mình càng phải tụng nhiều cho nghiệp mình nhẹ đi thêm chứ xuôi xẻo gì đây (nghiệp nhẹ rồi mình còn sống lâu hơn nữa chứ xuôi xẻo gì….), không phải ai cũng dễ chết đâu, mình chưa tới số, có người trù mình chết cũng chết không được, mà mình đã hết nghiệp rồi thì không người trù, khỏi tụng cũng chết như thường thôi. Bằng chứng là có những người bị bệnh nằm liệt giường năm này qua năm khác cầu cho được chết sớm để bớt khổ mà có được như ý muốn đâu
Thật ra Kinh, Chú của Phật cốt lõi là để giúp chúng sanh giải trừ tham, sân, si, giúp cho tâm thanh tịnh, đem lại lợi lạc cho mình không lý gì được tụng Kinh này, không được hay không nên tụng Kinh kia, Chú này được tụng còn Chú kia thì không…Mình xem mình có duyên với bộ Kinh nào hay Chú nào của Phật thì cứ chọn cho mình bộ Kinh/Chú đó để hành trì hằng ngày thôi và chọn cho mình một pháp môn tu hoặc niệm Phật hoặc Thiền v.v…Nếu tu niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, niệm Phật miên mật mà mình thích tụng thêm Kinh Pháp Hoa, Chú Lăng Nghiêm, v.v…thì mình cứ tụng chẳng sao cả, tụng xong thì tất cả công đức mình đều hồi hướng về tây Phương đâu có sao, như hổ mà mọc thêm cánh thôi…Điều quan trọng là mình giữ vững tâm theo một pháp môn chính, còn những cái khác là phụ, giúp thêm cánh cho mình bay vững vàng hơn, chứ mà hôm nay Thiền, mấy tháng sau lại tu Tịnh, chạy lòng vòng thì kết quả sẽ không đi đến đâu hết
Trong Kinh có nói: vào thời mạt Pháp, Thiên ma sẽ sai các quyến thuộc của ma xuống làm đệ tử Phật môn để phá giáo pháp của Phật…chỉ có trùng sư tử mới ăn được thịt của sư tử.
Hòa thượng Tuyên Hóa giảng: nếu trên thế gian này không còn người nào tụng Chú Lăng Nghiêm thì Thiên ma sẽ xuất hiện, còn một người trì tụng thì Thiên ma Ba Tuần không dám xuất hiện vì chúng chỉ sợ nhất là Chú Lăng Nghiêm, chúng muốn tiêu diệt nhất là Chú Lăng Nghiêm, khi pháp bắt đầu diệt thì Chú Lăng Nghiêm sẽ mất trước nhất, kể cả Kinh Lăng Nghiêm, lúc đó Thiên ma Ba Tuần sẽ xuất hiện hoành hành đầy dẫy khắp nơi, lúc ấy sẽ không có Trời, đất, không có Phật, chúng tuyệt đối chẳng sợ gì. Cho nên Tôi khuyên mỗi người Phật tử tại gia hay xuất gia học thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm và trì tụng mỗi ngày. Đây chính là hộ pháp và khiến cho pháp tồn tại lâu dài, đừng xem thường không có ý nghĩa và quan hệ gì. Hiện tại ở đây chỉ có mấy chục người nghe giảng Chú Lăng Nghiêm nhưng chính mấy chục người này nghe giảng đã giữ chân của bọn Thiên Ma, khiến chúng hoảng sợ khi đề cập đến Chú này. Tôi đã nghiên cứu Phật pháp nhiều năm, không dám nói là hoàn toàn hiểu biết hết Chú Lăng Nghiêm và Chú Đại Bi nhưng bạn không thể nói Tôi hiểu biết nhiều cũng không thể nói Tôi hiểu biết ít, có một lần đệ tử của Tôi nói Chú Lăng Nghiêm thật là làm cho con bối rối, không cách chi con học và nhớ được, đừng nhìn biển mà thở dài, đừng nghĩ Chú như biển cả, mà ra vẻ bạn không khi nào học thuộc nó, Tôi chỉ cho bạn một phương pháp, đừng có học hết một lần mà phải học từng câu, từng hàng, từng hàng, khi bạn học thuộc câu đầu thì học câu kế tiếp, nếu chưa thuộc câu đầu thì đừng học câu kế tiếp. Ví dụ đọc câu: “Nam mô tát đát tha tô già đa da a ra ha đế tam miệu tam bồ đà toả”. Đọc đi đọc lại đến khi bạn thuộc lòng, nhắm mắt lại đọc thuộc trôi chảy thì hãy học câu kế tiếp, nếu bạn tham học hết một lần thì bạn không thể nào nuốt chửng một lần được, đừng học hết một lần đó cũng giống như muốn ăn một lần hết cả con bò. Học Chú phải học từng chút từng chút, đừng giống như nhìn biển chằm chằm, rồi nghĩ nước nhiều quá làm sao Tôi có thể uống hết được, mặc dù Chú Lăng Nghiêm rất dài, nếu bạn định tâm thì sẽ học được, nếu ai muốn xuất gia với Tôi thì hãy học thuộc Chú Lăng Nghiêm và Chú Đại Bi, nếu không Tôi sẽ không nhận làm đệ tử, nếu bạn thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm thì Tôi công nhận bạn thành tâm một mức nào đó. Tại Trung Quốc thường thường học Chú Lăng Nghiêm phải mất 6 tháng. Vào mùa hè có một đệ tử của Tôi không ăn không ngủ để học Chú Lăng Nghiêm. Đó là biểu thị sự thành tâm, để bụng đói thì học dễ nhớ. Tất cả các pháp đều là pháp diệu. Tôi giảng chữ “Pháp diệu”….xin mời nghe tiếp Video…Hòa Thượng giảng hay quá!

Chú Lăng Nghiêm giảng giải-HT.Tuyên Hóa


Nghe giảng Tập 1, 2,3:
https://www.youtube.com/watch?v=Lx1mqDayR5E&list=PL-DwQkCdiEJL8VUy6zKB1P-mTF8gISqJF&index=1
or
Đọc sách:
Tập 1, 2, 3: http://tangthuphathoc.net/gianggiai/chulangnghiem/00.htm


No comments:

Post a Comment