Saturday, July 20, 2013

Đàn tràng Mạn Đà La tại chùa Bồ đề Philadelphia ngày 20-21/07/2013

Geshe Ngarampa TashiChùa Bồ Đề có thiện duyên cung thỉnh được Đại Sư Tây Tạng Geshe NgarampaTashi quang lâm Chùa thuyết pháp vào 2 ngày thứ Bảy 20 và Chủ Nhật 21/07/2013. Trong dịp này Thầy sẽ thiết lập một đàn tràng Mạn Đà La để Phật tử chiêm bái, đảnh lễ tạo phước cho bản thân và gia đình.

Đôi hàng về Đại sư:

Thầy sinh ra tại Tây Tạng và theo bố mẹ và Đức Đạt Lai Lạt Ma qua tỵ nạn chính trị tại Ấn Độ. Năm 13 tuổi Thầy xuất gia tu học tại thiền đường Gyudmed Tantric Monastery, cho tới năm 1955, tốt nghiệp khóa giáo lý Phật giáo cùng với 400 tăng sinh.

Thầy đã viết một cuốn sách dày 400 trang về kinh điển và giáo lý Phật Đà. Từ năm 1998 tới năm 2001 Thầy được bầu làm khoa trưởng trường đại học Phật Giáo Gyudmed Tantric Monastery school and Gyudmed Tantric Monastery University trong 5 nhiệm kỳ mùa xuân. Cũng trong năm 1998 tới năm 2001, Thầy là phó chủ tịch Hội Đồng người tỵ nạn Tây Tạng tại Tibetan Rabgyaling Settlement (có khoảng 4,500 người Tây Tạng lưu vong cư trú). Tháng 7 năm 2001, Thầy được cung thỉnh về thiền đường Petthud Stengeyling Monastery thuộc xứ Mông Cổ (Mongolia) và lưu trụ tại đây trong cương vị một giảng sư Giáp Pháp trong 14 tháng. Năm 2004 Thầy hành hương xứ Phật Ấn Độ và lạy 100,000 lạy trước cây Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng. Năm 2006, thị trưởng thành phố Baltimor vinh danh Thầy là Công Dân Danh Dự của thành phố. Hiện nay, Thầy thuyết giảng Phật Pháp tại thiền đường Tây Tạng thuộc tiển bang Florida. (http://www.ngarampatashi.com/)

Chương trình ngày mai Chủ nhật 21/07/2013:

10AM-11AM: Observing Mandala (Chiêm bái đàn tràng Mạn Đà La)

11:30AM-12:30PM: Prayers-Blessing (Giảng Pháp-Chú nguyện Cầu An)

12:30PM-1:30PM: Dismantling Mandala (Xóa Đàn tràng) Distribution of sands (ban cát màu)

Chương trình có thể thay đổi….

Đàn tràng Mạn đà la

Mạn đà la 

Cuối buổi lễ, đàn tràng sẽ được xóa bỏ theo truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, là tất cả đều là vô thường, không có gì bền vững, tồn tại mãi mãi. Mỗi người tham dự được tặng 1 chai nước suối và 1 ống cát nhỏ Mạn Đà La đã thọ trì thần chú Dược Sư, ngõ hầu mang lại sự bình yên cho tâm hồn, dồi dào sức khỏe.

Sau khi làm lễ xóa Mạn Đà La thì cát Mạn Đà La có thể dùng trong nhiều việc:

1.Thờ trên bàn Phật như là thờ Xá Lợi Phật

2.Rải trên xương cốt người, thú vật chết để khiến người hay thú đó vãng sanh Tịnh Độ

3.Để trên đảnh đầu của người đang hấp hối để thần thức không xuất ra từ nơi khác và người sắp chết sẽ được vãng sanh Tịnh Độ.

4.Để trên thân của người bệnh nặng giúp cho người bệnh nếu thọ mạng chưa hết thì sẽ mau lành bệnh

5.Rải chung quanh nhà để thanh tịnh nơi ở khiến các loài ma quỷ tà thần không thể xâm nhập quấy phá.

6.Có thể để cát Mạn Đà La trong một túi nhỏ và đeo trong mình như là đeo thần chú vậy cũng như là có thể sử dụng trong trường hợp cầu siêu cầu an

Mạn Đà La là gì?

Mạn Đà La (dịch âm theo tiếng Trung Hoa là “tinh túy” + “chứa đựng”) là một hình vẽ biểu thị vũ trụ trong cái nhìn của một bậc giác ngộ. Trong tiếng Phạn, mandala có nghĩa là một trung tâm (la) đã được tách riêng ra hay được trang điểm (mand).Có thể coi Mạn Đà La là một đồ hình vũ trụ thu nhỏ. “Mandala” dịch nghĩa theo chữ Hán là “luân viên cụ túc”, nghĩa là vòng tròn đầy đủ. Theo ý nghĩa thực tiễn thì Mạn Đà La là đàn tràng để hành giả bày các lễ vật hay pháp khí cho nghi thức hành lễ, cầu nguyện, tu luyện…

Các tín đồ Ấn Giáo, Phật Giáo sử dụng Mạn Đà La như một pháp khí tạo linh ảnh, còn đối với các tín đồ Đại thừa, Kim Cương thừa thì Mạn Đà La là một mô hình vũ trụ hoàn hảo, trong đó có một hay nhiều vị thần ngự trị.

Mật giáo đã thiết lập hai Mạn Đà La: Thai tạng giới Mạn Đà La và Kim cương giới Mạn Đà La, có nguồn gốc xuất phát từ tư tưởng của hai bộ Kinh Đại Nhật và Kim Cương Đỉnh và theo quan điểm tư tưởng của Phật Giáo thì vũ trụ gồm hai phần: một phần là nhân cách và phần kia là thế giới của nhân cách, là những pháp sở chứng và thọ dụng của Phật. Hai Mạn Đà La này là sự hội nhập giữa thụ tri và sở tri.

Thai tạng giới Mạn Đà La (Garbhadhatu mandala) là yếu tố thụ động, mô tả vũ trụ về mặt tĩnh, mặt lý tính, như thai mẹ chứa đựng con và từ lý tính thai tạng mà sinh công đức, biểu hiện đại bi tâm của Phật.

Kim cương giới Mạn Đà La (Vajradhatu mandala) là yếu tố tác động, biểu hiện cho trí tuệ viên mãn, trí tuệ sở chứng của Phật. Ngũ trí Như Lai là trọng tâm của mạn Đà La này. Bí tạng ký viết: “Thai tạng là lý, Kim cương là trí”

Phần lớn các Mạn Đà la Phật Giáo được vẽ, in hoặc thêu những mẫu hoa văn kỷ hà. Một trong những loại Mạn Đà La lớn thường bắt gặp là Mạn Đà La bằng cát. Những Mạn Đà La này được tạo ra trong nhiều tuần lễ và sau đó lại được quét bỏ đi để nói lên tính vô thường của hiện hữu. Ngoài ra, ở Tây Tạng còn có các Mạn Đà La 3 chiều giống như cung điện.

Trong nhiều đền chùa ở Trung Quốc và Nhật Bản (như chùa Todai ở Kyoto) thì các bức tượng chư thần cũng được sắp xếp theo bố cục của Mạn Đà La. Mạn Đà La lớn nhất trên thế giới hiện nay là những khoảng sân đồng tâm của các stupa ở Boroburdur, Java, Indonesia có niên đại thế kỷ 8.

Màu sắc cũng mang tính tuợng trưng cao trong những Mạn Đà La, với mỗi phương được biểu thị bằng một màu riêng: xanh lục là phương Bắc, đỏ là phương Tây, vàng cho phương Nam và trắng cho phương Đông.

Cát Mạn Đà La lấy từ đâu?

Các vị Tăng lấy những tạng đá lớn màu trắng đem về nghiền nhuyễn và nhuộm màu, rồi hàng trăm vị tăng chú nguyện vào cát đó, sau khi chú nguyện xong thì mới thỉnh về làm Mạn Đà La… chứ đây không phải là loại cát thường bán ở ngoài tiệm

Hôm thứ 7 Thầy giảng:

Mình muốn đẹp thì đừng có sân giận, người nào mà đẹp cỡ hoa hậu khi nổi sân lên thì trông khuôn mặt rất xấu xí, ai thấy cũng khiếp sợ và tránh xa mình, cái quả của sân là chết sẽ bị đoạ làm rắn

Thầy kể: có một vị tăng trẻ nhờ Thầy của mình cho biết mẹ mình chết tái sanh về đâu? Vị Thầy nói ông biết để làm gì? chết rồi thì thôi, vị tăng trẻ năn nỉ mãi thì Thầy chỉ: ông theo hướng dẫn này, gặp tảng đá lớn, ông khiên lên, nhìn thấy cái gì ở trong đó thì về báo cho tôi hay. Vị Tăng trẻ thấy con rắn nằm ở đó, ông Thầy nói đó là mẹ ngươi, vị Tăng không tin là mẹ mình, do mẹ ngươi quá sân nên hóa thành rắn, nếu con rắn đó không phải mẹ ngươi thì tôi cũng không phải là Thầy của ông.

Đừng nên gây thù oán hay quá quyến luyến nhau, mình không biết trước được chuyện gì sẽ đến, vô thường mà, hôm nay là bạn, ngày mai là thù, oán thù trở thành thân quyến v.v…như gia đình nọ gồm 2 vợ chồng và một cậu con trai, ông cha thích câu cá, bà mẹ quán xuyến mọi việc trong nhà, mỗi lần đi câu ông dẫn theo cậu con trai, gia đình này với ông hàng xóm ghét nhau, sau khi ông cha chết bị tái sanh làm cá ngay tại vùng biển ông hay câu, rồi bữa nọ thằng con trai đi câu cá, câu trúng cha mình mà hong biết, đem về nhà nấu ăn, còn phân nửa đem giục ra ngoài đường thì có con chó chạy lại cắn (con chó này là bà vợ chết bị tái sanh làm con chó cứ chạy lang thang ngoài đường), rồi cậu con trai cưới vợ, sinh được đứa con thì đứa con này là ông hàng xóm đáng ghét của gia đình đã chết và tái sinh vào làm con của cậu con trai

v.v…..…

Rải tro cốt vào buổi sáng, hướng về hướng Đông mà rải, không nên rải vào buổi chiều (sau 12h trưa)

Nếu ở núi thì đứng trên đỉnh núi và rải theo hướng gió

Vong nhập vào cơ thể theo ngón tay đeo nhẫn cưới, cột ngón tay đó bằng dây ? lại thì vong không xuất ra được

Thân trung ấm đi từ đỉnh đầu của người nam vào đến nam căn, gá vào tinh trùng, khi giao hợp chui vào tử cung của người mẹ, gặp trứng tạo thành bào thai…

Tám thần chú (tụng 3 lần/mỗi ngày hoặc chọn một trong 8 chú tụng 3lần/mỗi ngày hoặc nhiều hơn)

P không biết tiếng Phạn, chú nào quen thuộc thì biết ghi, còn chú lạ thì ghi theo âm Thầy đọc không biết có đúng?

1.Om moni moni maha moni xóa ha

2.Om mani pad me hum

3.Om mani dwari hum

4.Om arapata napi

5.Om tari tuthari tari xóa ha

6.Om penzapani hompe (power)

7.Om zavala zabentay xóa ha (tiền)

8.Tayatha om bekandze bekandze maha bekandze randze samu gate soha (Dược sư)

No comments:

Post a Comment