Wednesday, July 31, 2013

Tác hại của bột nêm

Bột Nêm "Mushroom Seasoning"
Còn độc hại hơn MS (bột ngọt) vì có chứa hai chất "Sodium 5 và Guanylate" (I&G)
Ngại bột ngọt chứa nhiều hoá chất gây cứng cổ, nhức đầu…nhiều người đã chuyển sang dùng các loại bột nêm từ thịt, cá, một số loại nấm… để tốt hơn cho sức khoẻ. Cách lựa chọn này liệu có thật sự an toàn cho người tiêu dùng? Trong bữa ăn hàng ngày, cần hạn chế việc sử dụng bột nêm.
Trên thị trường hiện xuất hiện nhan nhản hàng chục loại gia vị bột nêm với đủ nhãn hiệu khác nhau và những lời quảng cáo thoạt nghe dễ có cảm giác ngon, tiện lợi và an toàn tuyệt đối.
Mà quả thật, các loại bột nêm này có thể thay thế cho tất cả các loại thịt, cá, tôm, cua… cần thiết cho một món xúp, hay một món xào. Chỉ cần một thìa bột nêm, bạn sẽ có ngay một nồi canh rau ngon ngọt như đã được hầm từ xương.
Rất ít người biết rằng, chính sự thay cá, thịt bằng bột nêm đó tạo ra nguy cơ sức khoẻ của họ ngày càng hao mòn, xuống dốc. Bột nêm không thể thay thế thịt, cá…
Cần nói ngay rằng, bột nêm chính là chất phụ gia siêu bột ngọt. Tính ngọt của loại gia vị này gấp 200 lần các loại bột ngọt khác. Đặc biệt, trong bột nêm chứa chủ yếu một loại chất tên gọi I & G, kết hợp từ hai chất Disodium 5’ – Guanylate và Disodium 5’ – Inosinate.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, hai chất trên nếu kết hợp với nhau sẽ tạo ra một số độc chất, mà nếu tích trữ chúng trong cơ thể người quá nhiều, có thể gây quái thai và rối loạn chuyển hoá. Hơn nữa, khi đã cho các loại bột nêm này vào nồi lẩu hoặc món xào, chúng sẽ tạo cho người ăn cảm giác như nếm được món xúp ngon lành từ thịt hầm.
Nguy hiểm hơn, chất I & G còn khiến người ăn luôn cảm thấy ngon miệng, ăn rồi lại muốn ăn nữa. Chính sự ngon miệng này đã đánh lừa cảm giác mọi người và giúp các loại gia vị bột nêm ngày càng được nhiều người tin dùng. Ngoại trừ những nhà sản xuất và các nhà nghiên cứu, ít người tiêu dùng biết rằng bột nêm chỉ là một chất phụ gia. Chúng hoàn toàn không thể thay thế các nguyên liệu thực phẩm thịt, cá.
Vì vậy, nếu bạn lạm dụng quá nhiều bột nêm trong nấu ăn, thì có nghĩa bạn đang đưa nhiều hoá chất vào cơ thể mình và những người thân trong gia đình. Mà đã là hoá chất, thì ít nhất chúng cũng gây nhiều tác hại về tim mạch, gan, thận, hoặc gây dị ứng, tê môi, tê lưỡi, mệt mỏi cho người sử dụng. Không nên lạm dụng bột nêm .
Xử trí khi ngộ độc bột nêm:
Một số trường hợp dùng quá nhiều chất phụ gia như bột nêm có thể đưa đến các biểu hiện bị ngộ độc hoá chất như cứng cổ, nhức đầu, xây xẩm mặt mày hay dị ứng, ngứa ngáy cơ thể…Nếu gặp tình huống đó, hãy cho nạn nhân uống thật nhiều nước, hoặc các loại nước chanh, nước chè đường sẽ giúp tuần hoàn máu, giải độc cơ thể. Một số quốc gia phương Tây, các nước phát triển… hiện không cho phép sử dụng các chất phụ gia như bột nêm trong nấu ăn. Ngay ở Việt Nam, loại chất I & G chứa trong bột nêm cũng không có mặt trong danh sách các chất phụ gia được phép sử dụng của bộ Y tế.
Tuy nhiên, vì lợi nhuận cao ngất ngưởng, một số nhà sản xuất vẫn ngang nhiên sử dụng chất này trong sản phẩm, phủ lấp chúng bằng những lời quảng cáo thái quá. Người tiêu dùng thì lại cứ vô tư tin vào những hình ảnh đẹp, những lời ngọt ngào trên quảng cáo mà mua đem về sử dụng.
Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định liều lượng bột nêm dùng trong ngày bao nhiêu là hợp lý. Việc chọn hay không chọn bột nêm cho bữa ăn hàng ngày chỉ có thể phụ thuộc vào một người tiêu dùng thông minh, tỉnh táo.
Trong bữa ăn hàng ngày, bạn cần hạn chế việc sử dụng bột nêm. Thay vì phải dùng chất phụ gia, các bà nội trợ hãy làm siêng chạy ra chợ mua cá, thịt tươi để đủ chất cho gia đình. Một nồi canh có đầy đủ thịt, rau… thì bạn không cần phải thêm bất cứ gia vị bột ngọt, bột nêm nào khác.

Mình ăn chay thì hầm từ đậu và rau củ sẽ cho nước rất ngọt (Cái này P viết vô thêm)

BS TRẦN VĂN KÝ

Xôi lá cẩm nè

Xôi lá cẩm

Kỳ này màu đẹp nên mới nấu ra là ai cũng hưởng ứng…hong thôi mình lại được ăn hết cả măm rồi :)

  • 2 tách đong gạo nếp
  • 1 lít nước
  • 1 nắm tay chặt lá cẩm (nếu muốn màu đậm hơn thì tăng lá cẩm lên)

Lá cẩm

Cho lên bếp nấu sôi khoảng 10 phút, vớt lá bỏ, được tô nước màu như vầy:

Nước lá cẩm

Chờ nguội cho nếp vô ngâm qua đêm hoặc vài tiếng rồi đem hấp Nếp ngâm lá cẩm

Nếu nấu bằng nồi thường hay nồi cơm điện thì khỏi ngâm nếp, sau khi đã vớt bỏ lá cẩm thì ngay lúc nước đang nóng, cho nếp và chút muối vô nấu là xong, nhưng cho nước ít hơn bình thường và nấu nửa chừng thì đảo phần trên xuống dưới để nếp chín đều mà không bị sưởn

P ngâm được 4 tiếng rồi nhưng cũng cái tật làm biếng dọn nồi hấp ra nên lại cho cho nước lá cẩm vừa xâm xấp tới nếp vô nồi cơm điện nấu hehe…nên nếp nấu ra hơi mềm mà không dẻo kakak…

Ăn với đậu xanh dầm đã nêm chút muối, rắc chút đậu phộng giã nát trộn với muối đường lên, thêm vài cọng dừa bào nếu có (còn không thì chan nước cốt dừa lên nếu thích béo), và nếu có bánh tiêu nhét vô thì còn ngon hơn

G.Phượng

Cơm chiên chay

Com chien
1.Nguyên liệu:
  • 2 tô cơm nguội (cơm bị nhão xào sẽ không ngon) 
  • 2 củ cà rốt, xắt hột lựu
  • 1/2 vĩ nấm trắng, xắt hột lựu (nấm đông cô hay nấm oyster tùy thích)
  • 1/2 chén đậu hũ chiên đã xắt hột lựu (có thể dùng chả lụa chay, ham chay v.v…tùy thích). P bỏ qua bước này vì không có
  • 3/4 chén đậu hà lan mua ở chợ Mỹ hàng đông lạnh, để tan đá
  • 1 chén bắp hột, mua ở chợ Mỹ hàng đông lạnh, để tan đá
  • 3 muỗng canh dầu ăn
  • 1 muỗng cà phê bột nghệ
  • Muối, nước tương, đường, tiêu tùy thích
2.Thực hiện:
Xào (không cho dầu) đậu hũ chiên với ít muối, đường, nước tương, tiêu cho thơm và thấm, đổ ra tô
Xào (không cho dầu) cà rốt với ít muối cho hơi tái rồi đổ vô tô đậu hũ trên
Tương tự xào (không cho dầu) nấm với ít muối cho nấm khô và thấm thì đổ vô tô trên
Đổ bắp vô xào (không cho dầu) khoảng 1 phút, xào lửa lớn rồi cho tiếp đậu hà lan vô xào tiếp hai phút nữa rồi đổ vô tô trên
Lấy cái thau cho cơm  với 3 muỗng canh dầu ăn, muối (nếu muối mà nêm một lượng vừa đủ thì rất là vừa ăn mà không cần nêm thêm đường, P chỉ lấy tay bốc và nhắm chừng rồi rắc vô cơm thôi à), 1 muỗng cà phê bột nghệ, lấy tay trộn cho đều và bóp cho cơm rời ra từng hột. Chờ chảo thiệt nóng, đổ thau cơm này vô xào lửa thiệt lớn, đảo nhanh tay, xào cho hạt cơm khô, dẻo rồi đổ hỗn hợp tô trên vào, trộn cho đều xào thêm 1 phút rồi tắt bếp. Múc ra xơi :)
G.Phượng

Sunday, July 28, 2013

Vegan Udon noodles soup

Gom hết các thứ còn tồn kho lại nấu món này đây :)

Udon noodles soup

Lúc này làm biếng đánh máy lắm :) mọi người ai cũng biết nấu mà… :)

Nước lèo gồm: đậu phộng, cà rốt, nấm đông cô, dưa leo, bắp hột đông đá

Các thứ ăn kèm gồm đậu hũ chiên, tàu hũ ky cây chiên, bông cải, bắp cải thảo, ngò rí, rau thơm các loại…

Gia vị: gồm muối và tekka

Udon noodles

Udon noodles

Noodles luộc

Udon noodles luộc

Đối với P nước lèo rất ngọt rồi, P không nêm đường nữa, chỉ nêm muối cho vừa ăn, cho vắt noodle vào tô, chan nước lèo và cái lên, múc một chút tekka cho vào, ăn nóng, vị ngon ngọt tự nhiên, rất healthy

G.Phượng

Friday, July 26, 2013

Những chỗ tắm nước ngọt tại biển New Jersey

Các bãi biển này đều có vòi xả nước ngọt công cộng, xả sơ rồi về nhà tắm, còn nếu ai thích sạch sẽ thì có chỗ tắm nước ngọt nhưng mình phải trả tiền :)

1.Tại Ocean City beach:


2.Tại Wildwood beach:

Chỗ tắm nước ngọt đối diện xéo Convention center

NOMAD SHOWER
Baker & Ocean ave
302 354-0789
Ngay đoạn đường này chổ đậu xe rộng rãi và thoáng, gần các tiệm bán thức ăn, trò chơi cách 2 block đường

Thay đồ $6 cho người lớn, nếu có tắm + thay đồ thì $7, còn con nít thì $3 là giá đi chung với người lớn, có tủ gởi đồ

Lúc chưa tu thì cả nhà đều vui vẻ, quay quần bên nhau, tu rồi thấy toàn là oan gia, đó là cái bệnh chung của người mới biết tu...Đối với chồng thì vợ, con là niềm vui...rồi tự dưng vợ ăn chay, chia ra 2 măm, mảnh ai nấy xực, rồi thêm màn gõ mỏ tụng kinh nữa chứ, thấy mà chướng mắt. Lúc xưa vợ chồng đi làm về cùng ăn chung, cùng chia sẻ chuyện vui buồn ở công sở, bây giờ chồng thì tự ngồi coi phim, vợ lo niệm Phật... con cái thì than buồn, hong được đi ăn, chơi như trước với cha mẹ, riết rồi nhà giống như cái địa ngục. Cho nên càng ngày mấy ông chồng càng ghét Phật, mất niềm tin với Tam Bảo. Kêu mấy ông đi chùa hay quy y là "Never". Mỗi người đến đây đều mang theo nghiệp riêng của mình. Nếu thuyết phục được chồng tu hay ăn chay theo mình thì đó là một thuận duyên cho mình, còn không thì mình tu trong cái nghịch: nấu nướng, quét nhà, giặt giũ, đi chơi cũng tu, cũng niệm Phật được, nghĩa là mình vẫn sống bình thường như lúc chưa hiểu Đạo nhưng tâm của mình luôn tưởng niệm Phật, không cần phải có tượng Phật, cũng không cần phải ngồi trước Bàn thờ Phật mới niệm được, tu một cách âm thầm như vậy không ai biết và cũng không ai tạo thêm chướng duyên cho mình :) Chồng thích coi phim thì mình cũng chiều, ngồi coi chung, nhưng tâm mình thì niệm Phật hay hít vào A Di thở ra Đà Phật, thích đi chơi mình cũng đi, mỗi bước chân mỗi hành động đều là tiếng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng :) chồng con vui vẻ thì vô tình mình đã thực hiện hạnh bố thí: vô uý thí rồi còn gì, làm cho chồng con không còn lo lắng buồn phiền nữa, đem lại sự hoan hỷ bình yên cho gia đình :)

Hôm nay cả nhà đi chơi biển, gương mặt ai cũng hoan hỷ, tràn đầy hạnh phúc :O)
Tu mệt thì đi chơi cho thay đổi không khí, chứ hong là tẩu hỏa nhập ma, tốc xù dựng lên ai trông thấy cũng phải xách dép bỏ chạy :O) Ai bảo đi chơi không tu được, đi chơi vui lắm chứ ai ơi…mọi buồn phiền hay mệt nhọc đều được trút hết chỉ còn mình ta với biển, mỗi bước chân đi niệm Phật, bơi cũng niệm Phật, ăn cũng niệm Phật, miệng nói tâm tưởng Phật :) đâu cần phải ngồi trước bàn thờ mới niệm Phật đâu kakak…

G.Phượng

Thursday, July 25, 2013

Gạo Blue Ribbon sản xuất tại Hoa Kỳ

Thưa quí vị,

Được sự giới thiệu của một thân hữu Oakland, hôm nay tôi đến mua một bao gạo Blue Ribbon về ăn thử

Về nhà nấu gạo Blue Ribbon ăn thử thấy rất ngon, không thua gì gạo 3 Cô Gái, hay gạo Con Phụng của Thái Lan

Đặc điểm của gạo này là:

1. Trồng tại Hoa Kỳ, sản xuất tại Hoa Kỳ, nên không sợ có chất độc như các thực phẩm làm tại các nước Á Châu như Thái Lan hay Trung Cộng hoặc Việt Nam

2. Giá mua bao gạo chỉ chí $ 8.99 cho một bao 25 lbs, trong khi mua 1 bao gạo Thái Lan phải mất gần $ 14.00

Xin giới thiệu cùng các thân hữu cư ngụ trên đất Hoa Kỳ, nên mua về ăn thử, vừa ngon, vừa rẻ

Rất mong quí vị vừa lòng

Thân mến

Trịnh Long Giang

http://www.dienhanhvanhoaquocte.org/chao/

Monday, July 22, 2013

Salsa

Salsa 

Gồm thơm, xoài, tỏi lâu năm bằm nhuyễn, ngò rí, có thể nêm nếm thêm muối, chanh, ớt tùy khẩu vị…tất cả xắt nhỏ, trộn đều ăn với chip

G.Phượng

Bao tử tiêu hóa mì gói

Video quay bao tử tiêu hóa mì gói (Ramen Noodles) của bác sĩ Braden Kuo tại bệnh viện Massachusetts General Hospital vừa được thực hiện.

Tóm lược:

Mười tiếng đồng hồ sau khi một người ăn mì gói, sợi mì chưa tiêu hóa vì chất bảo quản, giữ cho mì không hỏng hay mốc trong một thời gian lâu dài. Trên gói mì, các bạn thấy có ghi chất TBHQ là chất bảo quản, nó là Tertiary Butylhydroquinone. Vai trò của nó là chất anti-oxidant mạnh, chống mì khỏi phai màu, hư thối, giúp gia vị không mất hương vị theo thời gian dài, giữ cho dầu mỡ không bị hôi hay hư khi để lâu.

Ngược lại, chỉ trong vòng 20 phút sau khi ăn, sợi mì “nấu tại nhà” đã bị nát ra.

Kết luận:

Bao tử vật lộn với mấy cọng mì gói y như đánh lộn với giây thun? Không có chất bổ dinh dưỡng gì.

Chemically preserved for a long shelf life, and easy on the budget at four packages for $1, packaged Ramen Noodles are a staple in many homes. But until now, no one's ever gotten a look at what happens to them inside the stomach.

After Massachusetts General Hospital found a couple of test subjects willing to swallow the processed meal along with a tiny video camera, we can now see what happens to the noodles once eaten.
Dr. Braden Kuo said he has been stunned by the reaction and what he calls the macabre interest the project has drawn.

The smart pill camera, roughly the size of a large multivitamin, has given researchers an unprecedented 32-hour video from the stomach to the small intestine.

Prior to this clinical trial, such cameras had only been used to study a person’s insides when they were empty.

Kuo, who is the Director of the GI Motility Lab, said the video is striking, showing the stomach contracting back and forth as it tries to grind up the Ramen Noodles.

For comparison, the study subjects also ate fresh, homemade  noodles -- on a different day.

When viewed side by side, the results were significantly different, like comparing the digestion of real pasta noodles to... rubber bands?

Saturday, July 20, 2013

Đàn tràng Mạn Đà La tại chùa Bồ đề Philadelphia ngày 20-21/07/2013

Geshe Ngarampa TashiChùa Bồ Đề có thiện duyên cung thỉnh được Đại Sư Tây Tạng Geshe NgarampaTashi quang lâm Chùa thuyết pháp vào 2 ngày thứ Bảy 20 và Chủ Nhật 21/07/2013. Trong dịp này Thầy sẽ thiết lập một đàn tràng Mạn Đà La để Phật tử chiêm bái, đảnh lễ tạo phước cho bản thân và gia đình.

Đôi hàng về Đại sư:

Thầy sinh ra tại Tây Tạng và theo bố mẹ và Đức Đạt Lai Lạt Ma qua tỵ nạn chính trị tại Ấn Độ. Năm 13 tuổi Thầy xuất gia tu học tại thiền đường Gyudmed Tantric Monastery, cho tới năm 1955, tốt nghiệp khóa giáo lý Phật giáo cùng với 400 tăng sinh.

Thầy đã viết một cuốn sách dày 400 trang về kinh điển và giáo lý Phật Đà. Từ năm 1998 tới năm 2001 Thầy được bầu làm khoa trưởng trường đại học Phật Giáo Gyudmed Tantric Monastery school and Gyudmed Tantric Monastery University trong 5 nhiệm kỳ mùa xuân. Cũng trong năm 1998 tới năm 2001, Thầy là phó chủ tịch Hội Đồng người tỵ nạn Tây Tạng tại Tibetan Rabgyaling Settlement (có khoảng 4,500 người Tây Tạng lưu vong cư trú). Tháng 7 năm 2001, Thầy được cung thỉnh về thiền đường Petthud Stengeyling Monastery thuộc xứ Mông Cổ (Mongolia) và lưu trụ tại đây trong cương vị một giảng sư Giáp Pháp trong 14 tháng. Năm 2004 Thầy hành hương xứ Phật Ấn Độ và lạy 100,000 lạy trước cây Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng. Năm 2006, thị trưởng thành phố Baltimor vinh danh Thầy là Công Dân Danh Dự của thành phố. Hiện nay, Thầy thuyết giảng Phật Pháp tại thiền đường Tây Tạng thuộc tiển bang Florida. (http://www.ngarampatashi.com/)

Chương trình ngày mai Chủ nhật 21/07/2013:

10AM-11AM: Observing Mandala (Chiêm bái đàn tràng Mạn Đà La)

11:30AM-12:30PM: Prayers-Blessing (Giảng Pháp-Chú nguyện Cầu An)

12:30PM-1:30PM: Dismantling Mandala (Xóa Đàn tràng) Distribution of sands (ban cát màu)

Chương trình có thể thay đổi….

Đàn tràng Mạn đà la

Mạn đà la 

Cuối buổi lễ, đàn tràng sẽ được xóa bỏ theo truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, là tất cả đều là vô thường, không có gì bền vững, tồn tại mãi mãi. Mỗi người tham dự được tặng 1 chai nước suối và 1 ống cát nhỏ Mạn Đà La đã thọ trì thần chú Dược Sư, ngõ hầu mang lại sự bình yên cho tâm hồn, dồi dào sức khỏe.

Sau khi làm lễ xóa Mạn Đà La thì cát Mạn Đà La có thể dùng trong nhiều việc:

1.Thờ trên bàn Phật như là thờ Xá Lợi Phật

2.Rải trên xương cốt người, thú vật chết để khiến người hay thú đó vãng sanh Tịnh Độ

3.Để trên đảnh đầu của người đang hấp hối để thần thức không xuất ra từ nơi khác và người sắp chết sẽ được vãng sanh Tịnh Độ.

4.Để trên thân của người bệnh nặng giúp cho người bệnh nếu thọ mạng chưa hết thì sẽ mau lành bệnh

5.Rải chung quanh nhà để thanh tịnh nơi ở khiến các loài ma quỷ tà thần không thể xâm nhập quấy phá.

6.Có thể để cát Mạn Đà La trong một túi nhỏ và đeo trong mình như là đeo thần chú vậy cũng như là có thể sử dụng trong trường hợp cầu siêu cầu an

Mạn Đà La là gì?

Mạn Đà La (dịch âm theo tiếng Trung Hoa là “tinh túy” + “chứa đựng”) là một hình vẽ biểu thị vũ trụ trong cái nhìn của một bậc giác ngộ. Trong tiếng Phạn, mandala có nghĩa là một trung tâm (la) đã được tách riêng ra hay được trang điểm (mand).Có thể coi Mạn Đà La là một đồ hình vũ trụ thu nhỏ. “Mandala” dịch nghĩa theo chữ Hán là “luân viên cụ túc”, nghĩa là vòng tròn đầy đủ. Theo ý nghĩa thực tiễn thì Mạn Đà La là đàn tràng để hành giả bày các lễ vật hay pháp khí cho nghi thức hành lễ, cầu nguyện, tu luyện…

Các tín đồ Ấn Giáo, Phật Giáo sử dụng Mạn Đà La như một pháp khí tạo linh ảnh, còn đối với các tín đồ Đại thừa, Kim Cương thừa thì Mạn Đà La là một mô hình vũ trụ hoàn hảo, trong đó có một hay nhiều vị thần ngự trị.

Mật giáo đã thiết lập hai Mạn Đà La: Thai tạng giới Mạn Đà La và Kim cương giới Mạn Đà La, có nguồn gốc xuất phát từ tư tưởng của hai bộ Kinh Đại Nhật và Kim Cương Đỉnh và theo quan điểm tư tưởng của Phật Giáo thì vũ trụ gồm hai phần: một phần là nhân cách và phần kia là thế giới của nhân cách, là những pháp sở chứng và thọ dụng của Phật. Hai Mạn Đà La này là sự hội nhập giữa thụ tri và sở tri.

Thai tạng giới Mạn Đà La (Garbhadhatu mandala) là yếu tố thụ động, mô tả vũ trụ về mặt tĩnh, mặt lý tính, như thai mẹ chứa đựng con và từ lý tính thai tạng mà sinh công đức, biểu hiện đại bi tâm của Phật.

Kim cương giới Mạn Đà La (Vajradhatu mandala) là yếu tố tác động, biểu hiện cho trí tuệ viên mãn, trí tuệ sở chứng của Phật. Ngũ trí Như Lai là trọng tâm của mạn Đà La này. Bí tạng ký viết: “Thai tạng là lý, Kim cương là trí”

Phần lớn các Mạn Đà la Phật Giáo được vẽ, in hoặc thêu những mẫu hoa văn kỷ hà. Một trong những loại Mạn Đà La lớn thường bắt gặp là Mạn Đà La bằng cát. Những Mạn Đà La này được tạo ra trong nhiều tuần lễ và sau đó lại được quét bỏ đi để nói lên tính vô thường của hiện hữu. Ngoài ra, ở Tây Tạng còn có các Mạn Đà La 3 chiều giống như cung điện.

Trong nhiều đền chùa ở Trung Quốc và Nhật Bản (như chùa Todai ở Kyoto) thì các bức tượng chư thần cũng được sắp xếp theo bố cục của Mạn Đà La. Mạn Đà La lớn nhất trên thế giới hiện nay là những khoảng sân đồng tâm của các stupa ở Boroburdur, Java, Indonesia có niên đại thế kỷ 8.

Màu sắc cũng mang tính tuợng trưng cao trong những Mạn Đà La, với mỗi phương được biểu thị bằng một màu riêng: xanh lục là phương Bắc, đỏ là phương Tây, vàng cho phương Nam và trắng cho phương Đông.

Cát Mạn Đà La lấy từ đâu?

Các vị Tăng lấy những tạng đá lớn màu trắng đem về nghiền nhuyễn và nhuộm màu, rồi hàng trăm vị tăng chú nguyện vào cát đó, sau khi chú nguyện xong thì mới thỉnh về làm Mạn Đà La… chứ đây không phải là loại cát thường bán ở ngoài tiệm

Hôm thứ 7 Thầy giảng:

Mình muốn đẹp thì đừng có sân giận, người nào mà đẹp cỡ hoa hậu khi nổi sân lên thì trông khuôn mặt rất xấu xí, ai thấy cũng khiếp sợ và tránh xa mình, cái quả của sân là chết sẽ bị đoạ làm rắn

Thầy kể: có một vị tăng trẻ nhờ Thầy của mình cho biết mẹ mình chết tái sanh về đâu? Vị Thầy nói ông biết để làm gì? chết rồi thì thôi, vị tăng trẻ năn nỉ mãi thì Thầy chỉ: ông theo hướng dẫn này, gặp tảng đá lớn, ông khiên lên, nhìn thấy cái gì ở trong đó thì về báo cho tôi hay. Vị Tăng trẻ thấy con rắn nằm ở đó, ông Thầy nói đó là mẹ ngươi, vị Tăng không tin là mẹ mình, do mẹ ngươi quá sân nên hóa thành rắn, nếu con rắn đó không phải mẹ ngươi thì tôi cũng không phải là Thầy của ông.

Đừng nên gây thù oán hay quá quyến luyến nhau, mình không biết trước được chuyện gì sẽ đến, vô thường mà, hôm nay là bạn, ngày mai là thù, oán thù trở thành thân quyến v.v…như gia đình nọ gồm 2 vợ chồng và một cậu con trai, ông cha thích câu cá, bà mẹ quán xuyến mọi việc trong nhà, mỗi lần đi câu ông dẫn theo cậu con trai, gia đình này với ông hàng xóm ghét nhau, sau khi ông cha chết bị tái sanh làm cá ngay tại vùng biển ông hay câu, rồi bữa nọ thằng con trai đi câu cá, câu trúng cha mình mà hong biết, đem về nhà nấu ăn, còn phân nửa đem giục ra ngoài đường thì có con chó chạy lại cắn (con chó này là bà vợ chết bị tái sanh làm con chó cứ chạy lang thang ngoài đường), rồi cậu con trai cưới vợ, sinh được đứa con thì đứa con này là ông hàng xóm đáng ghét của gia đình đã chết và tái sinh vào làm con của cậu con trai

v.v…..…

Rải tro cốt vào buổi sáng, hướng về hướng Đông mà rải, không nên rải vào buổi chiều (sau 12h trưa)

Nếu ở núi thì đứng trên đỉnh núi và rải theo hướng gió

Vong nhập vào cơ thể theo ngón tay đeo nhẫn cưới, cột ngón tay đó bằng dây ? lại thì vong không xuất ra được

Thân trung ấm đi từ đỉnh đầu của người nam vào đến nam căn, gá vào tinh trùng, khi giao hợp chui vào tử cung của người mẹ, gặp trứng tạo thành bào thai…

Tám thần chú (tụng 3 lần/mỗi ngày hoặc chọn một trong 8 chú tụng 3lần/mỗi ngày hoặc nhiều hơn)

P không biết tiếng Phạn, chú nào quen thuộc thì biết ghi, còn chú lạ thì ghi theo âm Thầy đọc không biết có đúng?

1.Om moni moni maha moni xóa ha

2.Om mani pad me hum

3.Om mani dwari hum

4.Om arapata napi

5.Om tari tuthari tari xóa ha

6.Om penzapani hompe (power)

7.Om zavala zabentay xóa ha (tiền)

8.Tayatha om bekandze bekandze maha bekandze randze samu gate soha (Dược sư)

Wednesday, July 17, 2013

Vò viên xào bok choy

Bokchoi xao

Nguyên liệu: (xắt tùy ý)

  • Nấm baby bella
  • Bokchoy loại cọng trắng mua ở chợ Mỹ
  • Cà rốt
  • Meat ball chay
  • Cần tây
  • Cọng bông cải xanh (có sẵn thì xào hoặc không cần)
  • Gia vị: ngò rí, tiêu, muối, chít đường hoặc không cần

Thực hiện:

Nấm xào sơ không dầu với ít muối (P xào sẵn nhiều hộp nấm để tủ lạnh, mỗi lần nấu món gì thì múc vài muỗng cho vào, tiện lắm)

Meat ball chiên sơ lại hoặc nướng (P cho dầu vào trộn đều, cho vô giấy bạc, trải đều ra, gói kỹ lại (làm như vậy vò viên không bị khô cứng) cho vào lò nướng 300 độ F khoảng 25-30 phút, set timer, chẳng cần phải đứng nấu chi cho mệt, khi cần là có xài: đem xào, ăn phở vò viên, ăn bún mộc chay v.v…)

Chảo dầu nóng cho cà rốt, cọng bông cải xào sơ, đổ bok choy vào xào cho tái, nêm chút muối vào xào cho thấm,  đổ meat ball, nấm, cần tây vào xào cho thấm đều gia vị và khi thấy mọi thứ vừa chín tới thì cho ngò và rắc tiêu vào đảo đều là xong (các thứ rau củ đều ngọt không cần nêm đường nữa, nếu thích thì cho chít vào).

Ăn với cơm nóng, mì Ý xào, bún xào v.v…

G.Phượng

Sunday, July 14, 2013

33 HỒNG DANH QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT MA HA TÁT

Quán Thế Âm, tên phạn là Avalokite’svara được dịch âm là A phộc lô chỉ đế thấp phạt la, A bà lô cát đế thước ba la… Xưa dịch là Quang Thế Âm hoặc Quán Thế Âm. Hiện nay dịch là Quán Thế Âm Tự Tại hay Quán Tự Tại. AVA: có nghĩa là khắp mọi nơi

LOKITA: có nghĩa là nhìn thấy được khắp nơi

I’SVARA: có nghĩa là vị chúa tể, bậc có quyền hành xử mọi việc một cách tự do.

AVALOKITE ‘SVARA: là vị Bồ Tát thực hành Trí tuệ Bát Nhã thâm sâu, quán sát đối tượng Đương Thể Tức Không và không bị một chướng ngại bởi các yếu tố giả hợp tạo thành cái ảo tưởng của đương thể nên được gọi là Quán Tự Tại

Theo ý nghĩa khác, vị Bồ Tát này quán sát tất cả các Pháp tự do tự tại , tất cả công đức hợp với chúng sinh khiến cho họ xa rời bể khổ đạt đến sự an vui phỉ lạc nên Ngài được xem là “Bậc có uy lực xem xét và bảo hộ chúng sinh”, do đó Ngài có tên là Quán Tự Tại .

Một danh từ khác của Bồ Tát này là LOKE’ ‘SVARA trong đó LOKA là thế gian và I’SVARA là Thế Tôn. LOKE SVARA là vị Bồ Tát quán rõ các Pháp thế gian là huyễn hoá đồng thời điều dụng được toàn bộ Danh Pháp của thế gian một cách vô ngại nên đạt quả Tự Tại .Lại nữa, do Ngài quán biết căn cơ của chúng sinh nên sự giáo hóa được Tự tại. Vì vị Bồ Tát này có đầy đủ BI TRÍ , LÝ SỰ vô ngại nên có tên là Quán Tự Tại

Do vị Bồ Tát này lấy bản nguyện từ bi cứu giúp chúng sinh nên có tên là Đại Bi Tâm Bồ Tát (Mahà Karunika).

Do cầm hoa sen là biểu tượng cho trí thanh tịnh hay diệu pháp nên có tên là Liên Hoa Thủ Bồ Tát (Padma Pani).

Do quán sát và thực hành Pháp môn Không Hai nên có tên là Bất Nhị Bồ Tát

Do hành trì năm Pháp quán (Chân quán, Thanh tịnh quán, Quảng đại trí tuệ quán, Bi quán, Từ quán) mà hiện rõ ánh sáng thanh tịnh vô cấu nhiễm tức là ánh sáng của trí tuệ hay phá các ám tối phiền não nhờ đó mà hàng phục được Bản tâm cho nên mới có thể đem trí quang minh mà soi khắp các cõi để cứu khổ cho chúng sinh. Đấy là biểu thị cho sự diệu dụng, lợi tha, do vậy Ngài có tên là Quang Âm Bồ Tát.

Do công hạnh quán sát tất cả các tiếng kêu cứu của mọi chúng sinh trong cõi Ta Bà để kịp thời cứu độ nên Ngài có tên Quán Thế Âm Bồ Tát .

Do luôn hành trì công đức của Trí tuệ Bát Nhã nên có tên là Bát Nhã Bồ Tát (Prajna bodhisatva)

Do luôn đem lại sự không sợ hãi và ban cho sự an ổn đến các chúng sinh nên có tên là Thí Vô Úy giả (AbhayAmdàda)

Trong bản Phạn của Kinh Pháp Hoa có ghi: “Này thiện nam tử! Vị Quán Tự Tại Bồ Tát Ma ha tát ấy ban sự không sợ hãi đến các chúng sinh đang lo lắng. Vì vậy trong thế giới Ta Bà này, vị ấy là Người ban cho sự không sợ hãi (Thí Vô Uy giả)

Do dùng ba Pháp Văn, Tư, Tu làm cho nhĩ căn viên thông nên có tên là Quán Thế Âm Bồ tát .

Trong Kinh Lăng Nghiêm quyển 6 có ghi: “ Về vô số kiếp xa xưa, có Đức Phật ra đời hiệu Quán Âm Như Lai. Tôi đến trước Đức Phật mà phát tâm Bồ đề rộng lớn. Đức Phật dạy tôi ba Pháp Văn, Tư, Tu có nghĩa là nghe lời giảng dạy, suy nghĩ kỹ lưỡng về đạo lý và theo đó thực hành để vào Tâm ma đề (Samadhi) tức là nơi vắng vẻ rốt ráo. Đức Phật khen tôi chứng được Pháp môn Viên Thông, liền ngay trong đại hội thọ ký cho tôi và ban hiệu là Quán Âm

Trong Kinh A Di Đà quyển thượng, Kinh Vô lượng thọ quyển thượng và Kinh Quán Âm thọ ký đều dùng hồng danh Thánh Quán Thế Âm để chỉ vị Nhất Bổ Xứ Bồ Tát hầu cận Đức Phật A Di Đà ở thế giới Cực Lạc tại Tây phương của cõi Ta Bà. Vị Bồ Tát này thường phụ giúp Đức Phật giáo hóa chúng sinh trong cõi Tịnh độ ấy .

Theo sự ghi nhận của Kinh Quán Âm Tam Muội và Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi thì Quán Âm Bồ Tát có sức uy thần chẳng thể tư nghị, ở vô lượng kiếp trước đã thành Phật rồi, hiệu là Chính Pháp Minh Như Lai. Nay vì nguyện lực Đại Bi mới thị hiện thân Bồ Tát để cứu khổ chúng sinh .

Trong Kinh Pháp Hoa quyển 7 và Kinh Đại Nhật Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm quyển 6 có ghi: “Vị Bồ Tát này ở khắp mọi nơi. Mọi đất nước. Hiện đủ loại thân tướng, ứng với căn cơ của chúng sinh để hóa độ cho nên còn gọi là 33 Ứng Hoá thân Bồ Tát. Các thân đó là :

A. BA VỊ ĐỊA THÁNH :

1) Phật thân (Buddha)

2) Bích Chi Phật thân (Pratyeka Buddha)

3) Thanh Văn thân (Sravaka)

B. SÁU LOẠI CỦA THIÊN GIỚI:

1) Đại Phạm Vương thân (Mahà Brahman)

2) Đế Thích thân (‘Sakra – DevanÂm – Indra)

3) Tự tại Thiên thân (I’svara)

4) Đại Tự tại Thiên thân (Mahà‘svara)

5) Thiên đại tướng quân thân (Senapati)

6) Tỳ Sa Môn thân (Vai’sravana)

C. NĂM DÒNG TỘC CỦA NGOẠI ĐẠO:

1) Tiểu Vương thân (Hinarya)

2) Trưởng giả thân (Grihapati)

3) Cư sĩ thân (Kulapati)

4) Tế quan thân (Sasaka)

5) Bà la môn thân (Brahman)

D. BỐN CHỦNG CỦA ĐẠO NỘI:

1) Tỳ kheo thân (Busku).

2) Tỳ kheo ni thân (Buksuni).

3) Ưu bà tắc thân (Upsaka).

4) Ưu bà di thân (Upsika).

E. SÁU CẤP CỦA PHỤ NỮ – TRẺ CON :

1) Trưởng giả phụ nữ thân (Grihapati bharya).

2) Cư sĩ phụ nữ thân (Kulapati bharya).

3) Tề quan phụ nữ thân (Sasaka bharya).

4) Bà la môn phụ nữ thân (Brahma bharya).

5) Đồng Âm thân (Putra).

6) Đồng nữ thân (Kanya).

F . TÁM BỘ TRỜI RỒNG :

1) Thiên thân (Deva).

2) Long thân (Naga).

3) A tu la thân (Asura).

4) Dạ xoa thân (Yaska).

5) Càn sát bà thân (Gandharva).

6) Ca lâu la thân (Garudha).

7) Khấn na la thân (Kimnara).

  Ma hầu la già thân (Mahoraga).

G. MỘT THÂN THẦN:

Chấp Kim Cương thân (Vajrapàni).

Trong Ma Ha Chỉ Quán quyển 2 phần thượng có ghi 6 vị Quán Âm là các Hóa Tôn của lục đạo.

1) Đại Bi Quán Thế Âm: Phá 3 chướng của nẻo Địa ngục.

2) Đại Từ Quán Thế Âm: Phá 3 chướng của nẻo Ngã quỷ.

3) Sư Tử Vô Uy Quán Thế Âm: Phá 3 chướng của nẻo Súc sinh.

4) Đại Quang Phổ Chiếu Quán Thế Âm: Phá 3 chướng của nẻo Tu la.

5) Thiên Nhân Trượng Phu Quán Thế Âm: Phá 3 chướng của nẻo Nhân gian.

6) Đại Phạm Tấn Tật Quán Thế Âm: Phá 3 chướng của nẻo Thiên giới

Hệ Thai Mật của Nhật Bản nhận định 6 vị Quán Âm là:

1) Hóa Tôn địa ngục làThánh Quán Âm

2) Hóa Tôn Ngã quỷ là Thiên Thủ Quán Âm

3) Hóa Tôn Súc sinh là Mã Đầu Quán Âm

4) Hóa Tôn Tu la là Thập Nhất Diện Quán Âm

5) Hóa Tôn Nhân gian là Bất Không Quyến Sách Quán Âm

6) Hóa Tôn Thiên giới là Như Ý Luân Quán Âm

Hệ Đông Mật của Nhật Bản thì thay Bất Không Quyến Sách Quán Âm bằng Chuẩn Đề Quán Âm.

Hệ khác thì gộp chung các vị lại thành 7 vị Quán Âm

Trong Bất Không Quyến Sách thần biến chân ngôn còn đề xuất thêm các vị Quán Âm nữa là: Tứ Diện Đại Bi Quán Âm, Trừ Bạt Nạn Tiên Quán Âm, Bá Nga Mục Khư Quán Âm, Đại Phạm Thân Tướng Quán Âm, Quảng Đại Minh Vương Câu Xả Quán Âm.

Trong các Kinh khác còn ghi thêm một số Hồng danh nữa là: Hiện Âm Thanh Bồ Tát, Khuy Âm Bồ Tát, Viên Thông Đại Lực Sĩ…

Trong Kinh Ngũ Bách Danh đề cử 500 danh hiệu Quán Âm.

Trong Chư Tôn chân ngôn nghĩa Sao có ghi tên 15 vị Quán Âm.

Sau này lại có 25 vị Quán Âm và 33 vị Quán Âm… Hầu hết các bộ Quán Âm này thường không có căn cứ ở Kinh quỹ mà dựa vào tư tưởng hóa độ Lục đạo với tư tưởng 33 Ứng Hóa thân pha lẫn với tín ngưỡng dân tộc ở Trung Hoa, Nhật bản mà tạo ra.

Hồng danh 33 vị Quán Âm là:

1) Dương Liễu Quán Âm: còn có tên gọi khác là Dược Vương Quán Âm, bổn nguyện của Ngài là bạt trừ cứu độ những bệnh khổ của chúng sanh, vì chúng sanh thân nhiều khổ nạn nên Ngài cầm cành dương. Dương liễu mềm mại biểu trưng cho đức tướng ôn hòa nhẫn nhục của Quán Thế Âm Bồ tát. Thân mặc y màu trắng ngà, hình tượng của Ngài biểu hiện sự kỳ nguyện phước đức.

2) Long Đầu Quán Âm: là Quán Thế Âm Bồ tát ngồi trên lưng rồng. Rồng là vua trong các loài thú để biểu thị cho uy lực của Quán Thế Âm Bồ tát; Long Vương đến mang mây mưa sấm chớp chiếu diệu khắp trời đất, thấm nhuần muôn vật, tất cả đều tán thán uy lực của Long vương. Ngài hiện thân ngồi kết già trên mình rồng thuyết pháp cho chúng sanh.

3) Trì Kinh Quán Âm: còn gọi là Thanh Văn Quán Âm. Thanh Văn là nghe Phật thuyết pháp được khai ngộ mà xuất gia. “người đáng dùng thân Thanh Văn được độ thoát Ngài liền hiện thân Thanh văn mà vì đó nói pháp”. Hình tượng của Ngài biểu hiện sự an tường.

4) Viên Quang Quán Âm: đây là Quán Thế Âm Bồ tát lòng từ ái viên mãn, biểu trưng bằng ánh quang minh quanh thân. “sáng thanh tịnh không nhơ, huệ nhựt phá các tối, hay tiêu tai khói lửa, khắp soi sáng thế gian”. Thân Ngài được cảm thọ qua đoạn kinh này, hiện tướng thuyết pháp.

5) Du Hý Quán Âm: Quán Thế Âm Bồ tát giáo hóa chúng sanh viên thông vô ngại, không câu nệ vào thời gian và nơi chốn, biểu hiện tướng du hý tự tại. Thân màu hồng, Ngài ngoảnh mặt chăm chú nhìn chúng sanh.

6) Bạch Y Quán Âm: còn gọi là Bạch Y Quán Tự Tại Mẫu. Toàn thân Ngài mặc y trắng, ngồi kết già trên hoa sen trắng, đầu đội khăn, tay trái cầm hoa sen, tay phải kết dữ nguyện ấn. Màu trắng biểu ý Thanh Tịnh và Tâm Bồ đề, xưa nay mọi người lễ bái Ngài để cầu tiêu tai, trường thọ.

7) Liên Ngọa Quán Âm: là Quán Thế Âm Bồ tát ứng hiện tọa ngọa trên lá sen. Ngài hiện thân Tiểu Vương trong phẩm Phổ Môn, để thí dụ cho thân Tiểu Vương tôn quý ngồi trên lá sen. Quán Thế Âm Bồ tát ngồi kết già hiệp chưởng, đầu đội mão hoa, hiện tướng từ bi nhu hòa, cổ đeo anh lạc, mặc thiên y, bi nhãn nhìn chúng sanh.

Lang Kiến Quán Âm: còn gọi là Phi Bộc Quán Âm. Nước là vật mềm mại nhất nhưng có thể đối trị sự cứng chắc của đá, từng giọt nước có thể xuyên thủng đá. Sức nước suối từ trên cao chảy xuống rất lớn, tuy nhỏ cũng có thể chảy thành sâu rộng. Quán Thế Âm Bồ tát ngồi nhìn dòng thác, nhưng tâm tư Ngài như tinh thần của dòng nước.

9) Thí Dược Quán Âm: ngoài việc trị bệnh khổ của chúng sanh về thân và tâm, Quán Thế Âm Bồ tát còn ban bố cho chúng sanh lương dược. Bài kệ trong phẩm Phổ Môn ghi rằng: “Quán Âm bậc Tịnh Thánh, nơi khổ não nạn chết, hay vì làm nương cậy”. Hình tượng Quán Thế Âm Bồ tát nhìn hoa sen cảm thương chúng sanh nhiều bệnh khổ.

10) Ngư Lam Quán Âm: là Quán Thế Âm tay cầm giỏ cá và nhánh lá. Do Ngài thấy con sông không có cầu, người qua sông rất dễ ngã xuống. Vì vậy Ngài hóa thân thành một mỹ nữ bán cá, nhưng có điều kiện rằng ai có nhiều tiền ném vào trong giỏ cá thì sẽ cưới làm chồng, nếu ném không trúng thì phải bỏ ra khoản tiền để xây cầu, kết quả chẳng có ai ném trúng. Những người không ném trúng đều phải mang tiền đến, tiền chất thành đống che khuất không còn nhìn thấy Ngài, khi nhìn lại thì mọi người thấy Ngài hóa thân đứng trên sông.

11) Đức Vương Quán Âm: trong phẩm Phổ Môn chép rằng: “người đáng dùng thân Phạm Vương đặng độ thoát, Ngài liền hiện thân Phạm Vương mà vì đó nói pháp”. Phạm Vương là chủ cõi trời sắc giới, công đức rất lớn, nên còn gọi là Đức Vương. Hình tượng thông thường trong nhân gian là đầu đội bảo quan, ngồi kết già, tay phải cầm nhánh lá, tay trái để trên đầu gối.

12) Thủy Nguyệt Quán Âm: tức là Thủy Cát Tường Quán Thế Âm Bồ tát trong Thai Tạng Mạn trà la, mật hiệu của Ngài là Nhuận Sanh Kim Cang, Quán Thế Âm Bồ tát nhất tâm quán thủy tướng, nhập thủy định. Vì vậy hình tượng của Ngài ngồi kết già trên hoa sen nổi trong đại hải, tay trái cầm hoa sen, tay phải kết thí vô úy ấn, trong lòng bàn tay chảy xuống một dòng nước có hình mặt trăng nên gọi là Thủy Nguyệt Quán Âm.

13) Nhất Diệp Quán Âm: nếu bị nước lớn cuốn trôi, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát, liền được đến chỗ cạn. Có thể thấy hình tượng Quán Thế Âm Bồ tát hiện trên nước. Ngài ngồi trên hoa sen nổi trên mặt nước, ngắm nhìn nước tâm suy nghĩ sâu sắc đến những nơi tối tăm không ánh sáng (địa ngục).

14) Thanh Cảnh Quán Âm: có các vị thần muốn tìm lấy Cam Lộ nên khuấy động nhũ hải, nhưng phát hiện trong biển có lọ thuốc độc, Quán Thế Âm Bồ tát vì sợ thuốc độc hại chúng sanh, mới phát tâm đại từ bi uống hết lọ thuốc độc, vì vậy mà cổ Ngài biến thành màu xanh. Hình tượng đặc trưng của Ngài là tay trái cầm hoa sen, lòng bàn tay phải hướng lên trên, ngồi kết già trên bệ đá.

15) Uy Đức Quán Âm: Quán Thế Âm Bồ tát có đầy đủ uy đức để chiết phục và hộ trì chúng sanh. Trong phẩm Phổ Môn có đoạn: “người đáng dùng thân Thiên Đại Tướng Quân đặng độ thoát, Ngài liền hiện thân Thiên Đại Tướng Quân mà vì đó thuyết pháp”. Thiên Đại Tướng Quân có đầy đủ uy đức nên được gọi là Uy Đức Quán Âm. Hình tượng của Ngài là tay trái cầm kim cang xử biểu hiện uy thế để chiết phục tâm cang cường của chúng sanh, tay phải cầm hoa sen ngồi trên bệ đá.

16) Diên Mạng Quán Âm: là Quán Thế Âm Bồ tát bảo hộ thọ mạng chúng sanh. Phẩm Phổ Môn chép: “nguyền rủa các thuốc độc, muốn hại đến thân đó, do sức niệm Quán Âm, trở hại nơi bổn nhơn”. Có thể tiêu trừ chú thuật nguyền rủa và độc dược thêm tuổi thọ, cho nên gọi là Diên Mạng Quán Âm. Ngài đội bảo quan, mặc Thiên y, anh lạc trang nghiêm, 20 cánh tay để dìu dắt và cứu hộ chúng sanh.

17) Chúng Bảo Quán Âm: là hình tượng Quán Thế Âm Bồ tát tay cầm vàng bạc vật báu. Nếu có chúng sanh vì tìm cầu báu vật như vàng bạc, lưu ly, mã não, san hô, hổ phách, trân châu… vào trong thâm sơn đại hải, giả sử gió lớn thổi trôi dạt đến nước quỷ La Sát, nếu có một người xưng danh hiệu Ngài, thì đều được giải thoát. Hình tượng của Quán Thế Âm Bồ tát biểu hiện sự an ổn.

18) Nham Hộ Quán Âm: là hình tượng Quán Thế Âm Bồ tát ngồi trong hang đá. phẩm Phổ môn chép: “Rắn độc cùng bò cạp, hơi độc khói lửa đốt, do sức niệm Quán Âm, theo tiếng tự bỏ đi”. Thường trong hang động có nhiều chướng khí và trùng độc, là chỗ có nhiều nguy hiểm đối với những người qua núi, Quán Thế Âm hiện ra thì mọi nguy hiểm đều tiêu tan hết. Quán Thế Âm Bồ tát hiệp chưởng tĩnh tọa trên hoa sen, trong hang hiểm tối tăm hiện ra ánh sáng.

19) Năng Tĩnh Quán Âm: Quán Thế Âm Bồ tát cứu giúp thủ hộ những người gặp nạn được an ổn. Hoặc trôi dạt biển lớn, các nạn quỷ cá rồng, do sức niệm Quán Âm, sóng mòi chẳng chìm đặng. Quán Thế Âm Bồ tát là thần thủ hộ trên biển. Hình tượng của Ngài biểu hiện tướng tĩnh lặng.

20) A Nậu Quán Âm: Quán Thế Âm Bồ tát ngồi trên bệ đá quán sát mọi động tĩnh của đại hải. Thệ nguyện của Ngài như bài kệ: “ông nghe hạnh Quán Âm, khéo ứng các nơi chỗ, thệ rộng sâu như biển, nhiều kiếp chẳng nghĩ bàn”. Hình tượng của Ngài đầu búi tóc thiên kế, mặc Thiên y màu vàng, tay trái cầm mảnh y trước bụng, tay phải thả trên gối phải, mắt nhìn đại hải, hạnh nguyện của Ngài xua tan những hiểm nạn trên biển làm cho tất cả định tĩnh không còn tai ương.

21) Vô Úy Quán Âm: Hình tượng của Ngài rất đặc thù có ba mắt bốn tay, ngồi trên lưng sư tử trắng, đội bảo quan, hai tay bên phải, một tay cầm hoa sen trắng, một tay cầm con chim cát tường trắng; hai tay bên trái, một tay cầm pháp khí hình con phượng 3 đầu, một tay cầm con cá. Khắp thân có ánh sáng, mặc thiên y đeo anh lạc, diên mạo rất đoan nghiêm.

22) Diệp Y Quán Âm: Ngài hiện thân Thiên nữ, đội bảo quan, trên bảo quan có hóa thân Vô Lượng Thọ Phật. Quanh thân có vòng lửa, ánh sáng trong suốt khắp thân. Có bốn tay, hai tay bên phải, một tay cầm quả cát tường để trước ngực, một tay kết thí nguyện ấn; hai tay bên trái, một tay cầm rìu, một tay cầm sợi dây, ngồi trên hoa sen. Diệp Y Quán Âm là vị Bồ tát của nông dân cầu nông cụ và cầu không bệnh dịch, tai nạn, trùng độc. 

23) Lưu Ly Quán Âm: Tương truyền vào thời Bắc Ngụy, Tôn Kính Đức trấn giữ biên cương, ông tạo tượng Quán Thế Âm Bồ tát để tôn thờ. Sau bị Di Địch bắt xử cực hình. Ông nằm mộng thấy thầy Sa Môn dạy phải trì tụng một ngàn biến kinh “Diên Mạng Thập Cú Quán Âm”, lúc tử hình ông ba lần chém nhưng không chút thương tích, nên ông được tha chết. Vì phụng thờ lễ bái Quán Thế Âm Bồ tát mà đầu ông còn hiện ba vết sẹo. Hình tượng Ngài cầm bình lưu ly xanh, đứng trên cánh hoa sen du hóa trên mặt nước.

24) Đa La Quán Âm: dùng vật báu vô giá trang nghiêm thân để trừ khổ não cho chúng sanh, tất cả chúng sanh vui ưa vào pháp giới chư Phật. Ngài hiện thân người con gái, tướng mạo từ bi, mặc y trắng, hai tay hiệp chưởng cầm hoa sen xanh; quanh thân có hào quang thanh tịnh, đầu búi tóc. Trước ngực đeo anh lạc ngồi trên bệ đá ngắm nhìn chúng sanh.

25) Cáp Lỵ Quán Âm: Vua Đường Văn Tông thích ăn thịt con hàu, một ngày nọ vua bắt được một con sò lớn, vua dùng dao mổ hoài mà không mở được vỏ sò, ông mới đốt hương cầu nguyện, con sò hóa thành Quán Âm Đại Sĩ. Nhà Vua triệu vị thiền sư đến nói: người đáng dùng thân đặng được độ, thì hiện thân này mà nói pháp. Hiện thân Đại Sĩ là việc hy hữu không tin hay sao. Nhà vua rất vui liền ban chiếu chùa chiền trong khắp thiên hạ tạo tượng Đại Sĩ để tôn thờ. Đây là sự tích của Cáp Lỵ Quán Âm.

26) Lục Thời Quán Âm: là vị Bồ tát ngày đêm từ bi thủ hộ chúng sanh. Thời xưa miền Bắc Ấn Độ một ngày đêm chia làm sáu thời, một năm cũng chia làm sáu thời là: “nắng ít, nắng nhiều, mưa, mát, lạnh ít, lạnh nhiều”; Do đó mà nói thành “Quán Thế Âm thường trông chúng sanh”.

27) Phổ Bi Quán Âm: Quán Thế Âm Bồ tát từ bi thương tất cả chúng sanh, khắp trong tam thiên đại thiên thế giới. “Người đáng dùng thân Đại Tự Tại Thiên được độ thoát, liền hiện thân Đại Tự Tại Thiên mà vì đó nói pháp”. Vì lòng từ bi và uy đức của Ngài rất lớn phổ chiếu tất cả tam giới cho nên có tên gọi là Phổ Bi Quán Âm.

28) Mã Lang Phụ Quán Âm: Đời Đường có một mỹ nữ mà những người con trai đều tranh nhau cưới, nàng nói trong một đêm nếu đọc thuộc được phẩm Phổ Môn sẽ lấy làm chồng, đêm ấy có hai mươi người thuộc, lại một đêm tụng trọn bộ kinh Kim Cang cũng sẽ lấy làm chồng, đêm ấy còn lại mười người, sau ba ngày có thể tụng thuộc Kinh Pháp Hoa thì sẽ kết ước. Trong số đó chỉ có người thanh niên họ Mã được chọn. Ngày kết hôn người con gái bỗng dưng chết biến thành ánh sáng bay lên không trung biến mất. Hình tượng Ngài cầm quyển Kinh Pháp Hoa và cây gậy có hình đầu lâu.

29) Hiệp Chưởng Quán Âm: là hình tượng Quán thế Âm Bồ tát chắp tay cung kính lễ biểu thị tu thiện tích đức. Nếu có chúng sanh nhiều lòng dâm dục, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ tát thì liền được ly dục, nếu người nhiều sân nhuế, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ tát thì liền được ly sân, nếu người nhiều ngu si thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ tát, thì liền được ly si.Tâm không vô niệm thì liền hiển hiện cảnh giới tam muội. Ngài mặc y trắng chấp tay ngồi trên bệ đá.

30) Nhất Như Quán Âm: Quán Thế Âm Bồ tát cưỡi mây bay trong hư không chinh phục lôi điện sấm sét. Phẩm Phổ Môn chép: “mây sấm nổ sét đánh, tuông giá xối mưa xuống, do sức niệm Quán Âm, liền đặng tiêu tan cả”. Nhất như có nghĩa là bất nhị, bất dị; Bất Nhị Bất Dị là Chơn Như. Chơn Như là sự sự vô ngại biến mãn khắp pháp giới. Quán Âm diệu trí lực chính là pháp quán nhất như.

31) Bất Nhị Quán Âm: là biểu tượng bổn và tích bất nhị của Quán Thế Âm. Phẩm Phổ Môn chép: “người đáng dùng thân chấp kim cang Thần đặng độ thoát, liền hiện Chấp Kim Thần mà vì đó nói pháp. Quán Thế Âm là vị thủ hộ cho Phật, cũng là ứng hóa thân của Phật, vì bổn và tích đều chẳng phải hai nên gọi là Bất Nhị Quán Âm. Hình tượng Ngài ngồi trên bệ đá hai tay chấp trì kim cang xử.

32) Trì Liên Quán Âm: Là Quán Thế Âm Bồ tát tay cầm hoa sen. Quán Thế Âm Bồ tát lấy hoa để biểu trưng cho bổn thệ, vì cầm hoa sen đã nở hay chưa nở nên còn gọi là liên hoa thủ. Vì hoa sen có nhiều nhơn duyên đặc thù nên cũng lấy hoa sen làm đài. Hình tượng Quán Âm đứng trên lá sen, hai tay cầm hoa sen, đầu đội bảo quan, mặc thiên y, viên mãn trang nghiêm.

33) Sái Thủy Quán Âm: là Quán Thế Âm Bồ tát đứng trên tường vân tay cầm chén nước rưới xuống. Lòng bi răn như sấm, ý từ diệu dường mây, như mưa pháp cam lộ, dứt trừ lửa phiền não. Sái thủy là rưới một loại nước thơm, là pháp tu tụng niệm gia trì làm cho thanh tịnh. Đây là bổn thệ của Quán Thế Âm để khai ngộ Phật tánh của tất cả chúng sanh.

Trong hệ thống Thuần Mật của Mật giáo thì Đức Quán Thế Âm Bồ Tát được nhận định qua nhiều hình tượng và danh từ khác nhau.

Căn cứ vào Kim Cương Giới Man Đà La (Vajra dhàtu mandala) thì vị Bồ Tát này được nhận biết dưới danh hiệu Kim Cương Pháp Bồ Tát (vajra dharma bodhisatva) là một trong bốn vị Bồ Tát thân cận của Đức Phật A DI ĐÀ ở phương Tây. Tôn này được sinh ra từ trí tự tại vô nhiễm của tất cả Như Lai nên nói rằng vị Bồ Tát này và Đức Phật A DI ĐÀ nguyên chỉ khác nhau về Nhân Quả, hễ tìm được Bản Giác tức đồng với Vô Lượng Thọ xong do Bản Thệ nên thị hiện thành Bồ Tát Đại Bi.

Tâm chú của Tôn này là: “OM VAJRA DHARMA HRÌH “và câu xưng tán là: “Nam mô Nhất Thiết Như Lai Trí Tuệ Môn Kim Cương Pháp Bồ Tát đẳng xuất sinh tận hư không biến pháp giới nhất thiết Bà La Mật Bồ Tát Ma Ha Tát“.

Trong Nhiếp Chân Thật kinh phần thượng thì ghi nhận Tôn này là Kim Cương Nhãn Bồ Tát (Vajra Caksu Bodhisatva).

Căn cứ vào Thai Tạng Giới Man Đà La (Garbha dhàtu mandala) thì vị Bồ tát này được an vị trong các viện: Trung Đài bát diệp viện, Biến Tri viện, Quán Âm viện, Thích Ca viện, Văn Thù viện, Hư Không Tạng viện, Tô Tất Địa viện. Tùy theo vị trí được an lập, vị Bồ Tát này biểu thị cho các phẩm Đức khác nhau.

+ Trong Trung đài bát diệp Viện: Vị Bồ Tát này biểu thị cho Tịnh Đức là Đức thứ tư trong 4 Đức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh . Hoặc biểu thị cho hạnh chứng ngộ Bồ Đề tâm là một trong 4 hạnh của Như Lai là Phát Tâm Bồ Đề, Tĩnh Tâm Bồ đề, Chứng Ngộ Tâm Bồ Đề, Nhập Tâm Bồ Đề.

+ Trong Biến Tri Viện: Vị Bồ tát này được nhận biết qua danh hiệu Chuẩn Đề Phật Mẫu biểu thị choTĩnh Đức và là Mẫu của tất cả các Tôn thuộc Liên Hoa Bộ trong PHẬT BỘ.

+ Tại Quán Âm Viện: Vị Bồ Tát này biểu thị cho Đức Giải Thoát là một trong 3 Đức của Niết Bàn là Pháp thân đức , Bát nhã đức, Giải thoát đức.

+ Trong Văn Thù Viện: Vị bồ Tát này biểu thị cho Đức Quyền Trí

+ Trong Thích Ca Viện: Vị Bồ Tát này biểu thị cho Đức Chân Tướng

+ Trong Hư Không Tạng Viện: Vị Bồ Tát này được nhận biết qua danh hiệu Thiên Thủ Quán Thế Âm, biểu thị cho Đức Pháp Tài.

+ Trong Tô Tất Địa Viện : Vị Bồ Tát này được nhận biết qua danh hiệu Thập Nhất Diện Quán Thế Âm, biểu thị cho dụng của TỪ BI.

Ngoài ra trong Thai Tạng Giới Man Đà La còn liệt kê thêm nhiều vị Quán Âm tu trì Pháp Quán Âm.

* Trong Quán Âm Viện :

- Bạch Y Quán Âm ( Pàndura Vàsinì ) Tôn này trú ở tâm Bồ Đề trắng tịnh nên xưng là Đại Bạch Y Quán Âm, Bạch Xứ Tôn Bồ Tát, Bạch xứ Quán Âm, Bạch Y Quán Tự Tại Mẫu. Tôn này biểu thị cho BỘ MẪU của Liên Hoa Bộ hay sinh ra các Tôn thuộc Liên Hoa Bộ. Tôn tượng có một mặt hai tay. Tay phải duỗi các ngón ngửa ra hướng xuống dưới thành Ấn Dữ Nguyện, tay trái co lại cầm cành hoa sen.

Ngoài ra còn có tượng 3 mặt 6 tay, phần nhiều là tượng nuôi con nít nên là đối tượng của những người cầu con. Do đó Tôn này còn có tên là Tống Tử Quan Âm .

- Bạch Thân Quán Tự Tại ( ‘sveta bhagavatì ) Tôn này biểu thị cho sự tu tập Đại Bi trắng tịnh.Tay trái cầm hoa sen biểu thị cho Đức thanh tịnh xưa nay, dùng sự tu hành thành tựu Đức ấy mà hiển Phật trí.Tay phải để ngang vai biểu thị cho sự phổ hóa chúng sinh.

- Cát Tường đại Minh Quán Tự Tại (‘Sri mahà vidya) Tôn này biểu thị cho sự chẳng nhiễm sinh tử, trong sạch không nhơ. Tức dùng Pháp môn thanh tịnh vô nhiễm phá trừ sự ưu ám của chúng sinh. Tay trái cầm hoa sen biểu thị cho sự thanh tịnh vô cấu nhiễm, tay phải dựng đứng chưởng co 3 ngón vô danh, giữa, trỏ sao cho ngón trỏ vịn vào đốt thứ nhất của ngón cái, ngón út duỗi thẳng chỉ lên trên.

- Đại Tùy Cầu Bồ Tát (Mahà pratisàra) Tôn này là thân biến hóa của Quán Thế Âm, thường tùy theo sự nguyện cầu của chúng sinh mà ban cho đầy đủ bản nguyện, do vậy mà có tên là Đại Tùy Cầu.

Tôn hình có một mặt 8 tay, ngồi bán già trên tòa sen. Bên trái : Tay thứ nhứt cầm hoa sen , bên trên hoa sen có bánh xe rực lửa, tay thứ hai cầm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa, tay thứ ba cầm cây lộng Như Ý, tay thứ tư cầm vòng dây. Bên phải : Tay thứ nhất ngửa chưởng cầm Chày Tâm Cổ đặt nằm ngang, tay thứ hai cầm cây kích có 3 lưỡi, tay thứ ba cầm cây búa, tay thứ tư cầm cây kiếm.

- Mã Đầu Quán Âm (Hayagriva) Tôn này là một hiện thân của Quán Thế Âm với hình dáng to lớn , tóc dựng đứng lên, đôi mắt đầy phẫn nộ. Tôn tượng có 3 mặt, mỗi mặt có 3 mắt. Hiện tướng lộ 2 nanh cong lên hai bên mép miệng. Trên đỉnh trán của mặt chính có hình vị Hóa Phật, và đội đầu con ngựa ngay giữa đỉnh. Do đó Tôn này có tên là Quán Âm Đầu Ngựa (Mã Đầu Quán Âm).

Tôn này có đầy đủ tính cách của một vị Minh Vương nên được kể vào 8 đại Minh Vương và gọi là Mã Đầu Minh Vương. Tôn này do nhân Đại Bi nên không trú ở Niết Bàn mà trụ trong cảnh giới Vô minh để đoạn tận các nẻo ác. Nói cách khác, Quán Thế Âm hiện thân Mã Đầu là để tượng trưng cho sức tinh tiến của các vị Bồ Tát không bao giờ ngưng nghỉ ở bất cứ chỗ nào trong vòng sinh tử, cương quyết anh dũng đánh dẹp vô minh khổ não chẳng kể đến thân mệnh mình. Vì thế Tôn này có mật hiệu là Tấn Tốc Kim Cương.

- Bất Không Quyến Sách Quán Âm (Amogha pa’sa) Tôn này do tâm nguyện Bất Không nên xưng là Bất Không. Quyến Sách tượng trưng cho lưới bắt chim dùng cứu độ tất cả chúng sinh trong Đại Thiên thế giới .

Theo Ý nghĩa khác, Bất Không là Chuẩn, Quyến Sách là Đề Chuẩn Đề (Cundhe) tượng trưng cho tâm tính thanh tịnh (‘suddhe) nên ba danh tự Bất Không Quyến Sách, Chuẩn Đề và Thanh Tịnh Quán Âm bằng Chuẩn Đề quán Âm.

Tôn tượng có 3 mặt 4 tay, mỗi mặt có 3 mắt. Mặt chính diện màu thịt, mặt bên phải màu xanh, mặt bên trái màu đen. Ba mặt biểu thị cho 3 Đức. Bên trái: Tay thứ nhất cầm hoa sen, tay thứ hai cầm dây lụa, bên phải: tay thứ nhất cầm tràng hạt, tay thứ hai cầm bình Quân Trì.

- Như Ý Luân Quán Âm (Cinta mani chakra)

Cinta: Là Như ý bảo châu

Chakra: Là pháp luân

Tôn này trụ ở Như ý bảo châu Tâm Muội, chuyển Pháp luân cứu độ chúng sinh trong lục đạo thoát khỏi khổ não và hay làm cho tất cả chúng sinh được thành tựu ước nguyện, vì thế Ngài được hợp xưng là Cứu Khổ Cứu nạn Cứu Thế Bồ Tát.

Tôn này có 6 tay, toàn thân màu vàng, trên đầu kết báu quanh đỉnh tóc biểu thị sự trang nghiêm. Trong mão có Đức Phật A Di Đà trụ tướng thuyết pháp. Bên phải: tay thứ nhất nâng mặt làm dạng suy tư biểu thị cho sự mẫn niệm chúng hữu tình, tay thứ hai cầm báu Như ý biểu thị cho sự làm mãn túc ước nguyện của tất cả chúng sinh. Tay thứ ba cầm Tràng hạt biểu thị cho sự cứu khổ chúng sinh. Bên trái: Tay thứ nhất duỗi thẳng xuống ấn núi Quang Minh biểu thị cho sự khiến chúng sinh chẳng dao động.

Tín hạnh, tay thứ hai cầm hoa sen biểu thị cho sự hay trừ các phi pháp, tay thứ ba cầm bánh xe biểu thị cho sự chuyển pháp Vô Thượng.

Tôn này thường dạo chơi trong lục đạo, dùng phương tiện Đại Bi giải trừ các khổ não cho chúng sinh.

- Bi Diệp Y Quán Âm (PàlàsÂmbarì) Tôn này là một thân biến hóa của Quán Thế Âm, chuyên trừ các loại bệnh tật, cầu trường thọ, đảo bệnh, an trấn phòng ốc. Tôn này có 2 tay :Tay trái cầm dây lụa, tay phải cầm hoa sen mới nở.

- Đa La Bồ tát (Tàrà) Tàrà là con mắt hay con mắt tĩnh diệu. Tôn này là một thân Hóa hiện của Quán Thế Âm được sinh ra bởi ánh quang minh phóng ra từ mắt của ngài. Tôn này luôn nhìn tất cả chúng sinh giống như bà mẹ hiền theo dõi chăm sóc con thơ. Mục đích của Ngài là cứu độ chúng sinh ra khỏi biển khổ sinh tử. Do chủ về hai Đức đại Bi và hàng phục nên Tôn này được xem là Phật Mẫu của Liên Hoa Bộ.

Tôn hình có hai tay chắp lại để ngang ngực, trên đỉnh đầu hiện Đức Phật A Di Đà đang trụ tướng thuyết pháp.

Một Hóa thân của Thánh Mẫu Tàrà là Tỳ Lý Câu Đê Bồ Tát (Bhrkuti) Tôn này là chủ về sự kính vâng theo Pháp Cứu độ thanh tịnh và nhằm chặn đứng sự tàn phá của trí Đại Không để hoàn thiện phước báu diệu hữu. Tôn hình có búi tóc hình mũ giống như đất giữ gìn vạn vật, chung quanh kết bởi các báu, chính giữa có hình Đức Phật A Di Đà trụ tướng thuyết pháp. Điều này biểu thị cho sự kính vâng theo Trí Tuệ Phổ Môn của Như Lai để hoàn thiện phước đức. Thân hình có 4 tay. Bên phải: Tay thứ nhất rũ xuống thành An Dữ Nguyện, tay thứ hai co ngửa lên cầm Tràng hạt. Bên trái: tay thứ nhất co lên cầm hoa sen, tay thứ hai cầm Bình Quân Trì.

- Thủy Cát Tường Bồ Tát (Arya Ryudaka’ sri) Tôn này được xem là quyến thuộc của Đa La Bồ Tát. Tôn hình màu vàng lợt, tay trái dựng đứng bàn tay, co 3 ngón: cái, trỏ, giữa lại, cầm hoa sen mới nở biểu thị cho phương tiện Đại Bi hay làm cho muôn điều lành tốt đẹp thêm lên. Tay phải duỗi các ngón xuống dưới thành ấn Dữ Nguyện biểu thị cho sự làm thỏa mãn các nguyện của chúng sinh.

* Trong Hư Không Tạng Viện

- Thiên Thủ Quán Âm Bồ tát (Sahasra bhuja avalokite’ svara) Tôn hình màu vàng, có 27 mặt, 1000 tay mỗi tay có một con mắt nên gọi là Thiên Thủ Thiên Nhãn. Ngàn tay ngàn mắt tượng trưng cho phạm vi cứu độ của Ngài với phương pháp rộng lớn vô biên. Thật ra tôn tượng chỉ có 42 tay, hai tay chính giữa chắp lại, hai bên phải trái mỗi bên có 20 tay. 40 tay này mỗi tay cứu độ 25 giới chúng sinh nên tổng cộng là 1000 tay. Quyến thuộc của Tôn này là Bà tẩu Tiên Nhân, Phong Thần, Lôi Thần với chúng Bát bộ.

- Phẫn Nộ Câu Quán Tự Tại Bồ Tát (Amogha krodha jnã’ sa Raja) Tôn hình có 3 mặt 4 tay, mỗi mặt có 3 mắt, trên trái mỗi mặt có một vị Hóa Phật đỉnh đầu có một vị Bồ Tát ngồi kiết già, hai tay cầm hai cây kiếm. Bên phải: Tay thứ nhất co lên cầm Phẫn Nộ Tâm Xoa Câu, tay thứ hai co cánh tay duỗi ngửa các ngón hướng xuống. Bên trái: tay thứ nhất co lên cầm hoa sen, tay thứ hai duỗi ngửa cầm dây lụa. Tôn này chủ về sự hàng phục ma chướng.

- Bất Không Câu Quán Tự Tại (Aryàmogha jnã sa) Tôn hình có 3 mặt 4 tay, mỗi mặt có 3 mắt, trên mỗi đỉnh trán có một vị Hóa Phật, hai mặt hai bên màu xanh. Bên phải: tay thứ nhất nâng cánh tay cao lên cầm Tâm Cổ Câu, tay thứ hai rũ ngửa cầm Tâm Cổ Chử. Bên trái: tay thứ nhất co lại cầm hoa sen bên trên có móc câu, tay thứ hai hạ xuống dựng đứng bàn tay cầm vòng dây (Luân sách). Tôn này chủ về sự Cậu triệu, dẫn nhiếp chúng sanh vào Phật đạo.

* Trong Tô Tất Địa Viện:

- Thập Nhất Diện Quán Âm (Edaka’ sa mukha avalokite’ svara). Tôn hình có 11 mặt và 4 tay. Mặt chính có 2 mặt hai bên, phía trên có 5 mặt và trên cùng có 3 mặt. 11 mặt này biểu thị cho 11 Địa của Phật quả. Bên phải : tay thứ nhất dựng đứng bàn tay co ngón vô danh, tay thứ hai hạ xuống ngửa lòng bàn tay co ngón trỏ. Bên trái: tay thứ nhất dựng đứng bàn tay co hai ngón trỏ, ngón giữa cầm hoa sen, tay thứ hai rũ xuống ngửa bàn tay co 4 ngón lại cầm Táo bình .

Ngoài các mục ghi trên đây. Phật giáo còn ghi nhận thêm 4 vị Bồ Tát Đa La tu trì thành tựu Pháp Quán Âm là:

- Thanh Cảnh Quán Âm (Nìlakanthì) Tôn này có 4 tay hoặc 2 tay. Niệm Tôn này có thể giải thoát được tất cả sự sợ hãi ách nạn.

- Hương Vương Quán Âm (Gandha ràja) Tôn này có 2 tay. Tay phải duỗi trên gối thành tay Thí Vô Úy, tay trái co khuỷu tay cầm hoa sen. Tôn này hay giáng mưa Cam lộ bố thí cho chúng sinh trong 5 đạo.

- A Ma Hai Quán Âm (Abhetrì) Tôn này có tên là Vô Úy Quán Tự Tại. Tôn tượng có 3 mắt 4 tay ngồi trên lưng con sư tử trắng. Niệm Tôn này có thể mãn túc các nguyện, đắc túc mệnh trí, được chúng sinh yêu quý, chứng đắc Tất Địa.

- Thủy Nguyệt Quán Âm (Daka cadra) Tôn này có hai tay, tay trái cầm báu Như Ý, tay phải kết ấn Dữ Nguyện. Tôn này đồng thể với Thủy Cát Tường Bồ Tát. Niệm Tôn này có thể đầy đủ tất cả ước nguyện một cách mau chóng.

Tóm lại, do nhân ứng hóa các phương mà danh hiệu và hình tượng của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát có nhiều tướng trạng khác nhau. Thông thường người ta dùng hồng danh Chính Quán Âm để chỉ Đức Quán Âm bản nhiên. Hình tượng của Ngài rất tự do không có quy định theo đặc tính nào cả.

Hồng danh Thánh Quán Âm dùng để chỉ Đức Quán Âm cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát theo hầu cận Đức Phật A Di Đà ở thế giới Cực Lạc và xưng là Tây Phương Tam Thánh.

Hồng danh Quán Tự Tại Bồ Tát dùng để chỉ các bậc Giác hữu tình đang tu hành pháp môn QUÁN CHIẾU THẬT TẠI để hoàn thành Tuệ giác siêu việt, hoặc danh hiệu này dùng để chỉ vị Bồ Tát ở cảnh Lý Sự Vô Ngại, quán đạt tự tại.

Hồng danh Quán Thế Âm Bồ Tát dùng để chỉ các bậc Giác hữu tình đang thực hành pháp môn VIÊN THÔNG NHĨ CĂN để hoàn thành 4 tâm vô lượng TỪ, BI, HỶ, XẢ. Hoặc danh hiệu này dùng để chỉ vị Bồ Tát dùng bản nguyện Từ Bi quan sát âm thanh cầu cứu của tất cả chúng sinh trong Đại Thiên thế giới mà nhanh chóng hiện thân đến cứu tế ách nạn.

Tôn tượng của vị Bồ Tát này đều có một mặt hai tay và có màu thịt trắng hay màu vàng ròng. Còn các Tôn tượng và danh hiệu khác đều là thân thị hiện theo lực dụng của Pháp thần biến tự tại nên mỗi mỗi đều có ý nghĩa và nghi quỹ riêng biệt

http://www.daibi.vn/2012/10/33-hong-danh-quan-the-am-bo-tat-ma-ha-tat/

http://www.chuabuuminh.vn/hinh-anh/phat-bo-tat/5AD20B_33_hong_danh_quan_the_am_bo_tat_ma_ha_tat.aspx