Cho 1 người ăn/1 ngày (trích từ thực dưỡng-Thầy Tuệ Hải @ chualonghuongtthai.com.vn):
- 1 nắm đậu đỏ, luộc sơ, chắt bỏ nước.
- 5 g phổ tai (một người chỉ được ăn từ 5-10 g phổ tai (rong biển) trong 1 ngày, tức là 100g phổ tai chia làm 10 hoặc 20 phần), P dùng rong biển khô, ngắt một khúc cỡ ngón tay cái, ngâm mềm, rửa sạch, xắt sợi hay tùy ý.
- 200 g bí đỏ, xắt cục.
- Dầu ăn, muối, tương Miso.
Đậu đỏ sau khi đã luộc sơ, P cho vào nồi đất nấu với rong biển khoảng 60 phút hay khi đậu mềm là được.
Thường thì khi tắt bếp nên để đậu trong nồi đậy nắp lại từ 30 phút trở lên thì đậu mới mềm ngon. Nhưng nếu dùng đậu để nấu tiếp món khác thì không cần.
Nồi hỗn hợp đậu này P nấu 1 cup đậu với 1.5 tô nước. P nấu nhiều để làm món khác nữa. Nếu nêm đường phèn thì thành chè đậu đỏ rong biển, nêm muối thì thành canh, còn không nêm muối để dành nấu món bí đỏ kho và để nấu cơm lức, rất bổ.
Đậu đỏ và rong biển
Khi đậu mềm, bắt chảo lên bếp cho chút dầu vào, chờ nóng, đổ bí đỏ vào xào đến khi chảo khô thì cho lượng muối vừa đủ vào (P nhắm chừng thôi, nấu nhiều lần rồi sẽ có kinh kiệm là cho bao nhiêu), xào cho muối rút tinh chất ngọt từ bí tươm ra ướt chảo (nếu không thì rưới chút nướt đậu đỏ vào) rồi đổ hỗn hợp đậu đỏ rong biển (P múc 1/2 chén đậu và 2/3 chén nước đậu đỏ ở nồi trên) vào nấu với lửa nhỏ khoảng 10 phút là bí chín, đánh một ít tương miso rưới lên (coi chừng bị mặn vì đã nêm muối khi xào) và cho vài giọt dầu mè vào trộn đều, tắt bếp cho ra dĩa, rất thơm ngon, phổ tai mềm rụt và không tanh mùi rong biển. P thì thích nêm Tekka hơn là tương Miso hay không nêm gì cũng vừa ăn lắm rồi, nước đậu và bí hoà quyển vào nhau thiệt ngọt, hương vị thiên nhiên.
Bí mà không xào cho vào nồi đậu nấu sẽ không thơm ngon và ngọt bằng.
Hoặc có thể cho nhiều chút nước đậu vào nấu thành món canh…
Canh chưa nêm Miso và dầu mè, khi ăn hâm nóng lên rồi hãy nêm
Công dụng: Bổ máu, bổ thần kinh và não. Người bị bệnh tiểu đường sau khi ăn số 7 xong, khi ăn rộng ra thì nên ăn món này thường xuyên để ổn định lượng đường trong cơ thể tránh bọc phát.
Ghi chú:
Khi sử dụng đến đậu, buộc phải nấu sôi sơ, chắt bỏ nước đầu rồi mới đổ nước lại nấu. Đậu đỏ mà không nấu với phổ tai thì đậu đỏ không bổ, vì phổ tai là âm, đậu đỏ là dương, âm dương tương tác nhau nó kích hoạt, kích thích các tinh chất từ trong phân tử của đậu đỏ ra bên ngoài.Nếu nấu đậu đỏ mà không có phổ tai thì nó không phát huy hết tất cả những chất bổ dưỡng ra bên ngoài để cơ thể chúng ta hấp thu. Vì vậy nấu có đậu đỏ là phải có phổ tai. Khi dùng dầu mè và tương Miso nêm đồ ăn, dầm tương với ít nước cho tan, cho vào đảo đều là tắt bếp ngay, không thôi sẽ hết bổ. Nếu chưa ăn liền thì khoan hãy nêm (thực dưỡng-Thầy Tuệ Hải @ chualonghuongtthai.com.vn)
G.Phượng
chi ui, cam on chi nhieu lam for sharing :-)
ReplyDeleteBumble bee ơi! Không có chi :)
ReplyDeleteme em bi that lac cuon so duong sinh cua thay TH nen moi khoe voi me em bai cua chi.
ReplyDeleteChi ui, thay chi nhac nho ve ngũ tân (hành, hẹ, tỏi, nén, bô rô-leek) - so qua! em phai tap bo thoi, so lam chi ui!
Có phải quyển Sổ tay dưỡng sinh này không Bumble bee?
ReplyDeleteP còn nghe Thầy nhắc đến củ riềng nữa, nếu mà cử ngũ tân cũng không nên ăn củ này :)
ReplyDeleteda dung roi chi! mung qua, de em noi cho me em biet.
ReplyDeletevay ha, cu rieng nua ha? cam on chi GP nha!
không có chị BB :)
DeleteChao Gia Phuong, minh co vzi thac mac ve bi do. Tai minh dang song o My. Bi do tuc Pumpkin, hay Acorn Squash, hay Butter Nut Squash theo thay Tue Hai ? P co biet su khac nhau cua bi do va bi ro nhu the nao? Hoac ai tham khao trang web nay biet xin chi dum. Cam on tat ca nhung su da duoc va dang chia se.
ReplyDeleteBí đỏ, bí rợ là một thôi, mỗi vùng gọi mỗi khác.Ví dụ: người Việt Nam nói từ cám ơn là "Cám ơn", Mỹ says: "Thank you", Chinese nói: "Xie xie" v.v...
DeleteCam on Gia Phuong. Minh nau thu rat de ngon va bo duong.
DeleteThu Bui ơi! Không có chi :)
Delete